Tai nghe giả lập 7.1 là gì? Sự khác biệt giữa tai nghe 7.1, giả lập 7.1 và tai nghe thông thường

Tai nghe giả lập 7.1 là gì Sự khác biệt giữa tai nghe 7.1, giả

I. Tổng quan về âm thanh 7.1 Surround

Khi nói về tai nghe giả lập 7.1 thì chúng ta phải tìm hiểu sâu xa hơn một chút xem 7.1 Surround là gì và chúng xuất phát từ đâu?

Ban đầu thì cụm từ 7.1 được xuất phát từ những hệ thống âm tha

Ban đầu thì cụm từ 7.1 được xuất phát từ những hệ thống âm thanh 7.1 Surround hay còn được người dân Việt Nam gọi với cái tên gần gũi là: “âm thanh vòm 7.1”. Nghe đến cái tên này chắc hẳn các bạn cũng hiểu nguyên lý làm việc của chúng rồi đúng không? Hệ thống âm thanh 7.1 Surround được thiết lập dựa trên 7 loa phát tiếng xung quanh người nghe và đi kèm với đó là 1 loa siêu trầm (loa Sub) để đánh tiếng bass. Như vậy hệ thống âm thanh 7.1 Surround có nghĩa là 7 loa tiếng và 1 loa siêu trầm, và các hệ thống âm thanh 5.1 hay 2.1 cũng tương tự như vậy.

Chắc hẳn khi nói đến đây các bạn sẽ thắc mắc rằng người ta tạo ra hệ thống loa 7.1 cồng kềnh và có nhiều kênh loa để làm gì? Cụ thể là hệ thống loa 7.1 Surround có rất nhiều điểm mạnh đặc biệt là trong quá trình trải nghiệm, người nghe sẽ thấy âm thanh được phát ra từ rất nhiều hướng khác nhau thay vì chỉ có hai bên trái phải như thông thường, chúng giúp âm thanh thêm sống động, chân thực và có chiều sâu hơn.

Nếu như các bạn chưa biết thì những hệ thống âm thanh Dolby Astmo trong rạp phim cũng tương tự như vậy, tuy nhiên số lượng loa của chúng nhiều hơn và thậm chí có thể lên đến 64 loa trong một rạp. Chính vì điều đó mà khi các bạn xem phim tại rạp sẽ rằng thấy âm thanh sinh động, chân thực và có chiều sâu hơn rất nhiều, đặc biệt là những bộ phim hành động.

Khi người ta nhận ra âm thanh 7.1 Surround có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với Stereo 2 kênh trên tai nghe thông thường thì họ đã tiến hành đem chúng lên những mẫu tai nghe với mục đích tương tự như trên dàn âm thanh. Tuy nhiên khi triển khai âm thanh 7.1 Surround trên tai nghe thì chúng ta lại có 2 phương án khác nhau và chúng cụ thể như sau:

1. Tai nghe 7.1 Surround Real

Tai nghe 7.1 Surround Real

Đầu tiên là chúng ta có tai nghe 7.1 “Real”, điều này có nghĩa là mỗi bên tai nghe được trang bị rất nhiều củ loa lớn nhỏ khác nhau để phát âm thanh. Tuy nhiên cách làm này gặp phải rất nhiều nhược điểm như: Âm thanh sẽ bé nếu số lượng Chip khuếch đại ít, tai nghe to và nặng, sử dụng nhiều dây dợ, sound card, ampli mới có thể kết nối được. Đặc biệt là các hãng phải chi rất nhiều tiền vào R&D – nghiên cứu và phát triển khiến cho giá thành của tai nghe 7.1 “real” bị đội lên rất nhiều. Một số mẫu tai nghe 7.1 “Real” nổi tiếng chúng ta có thể kể đến như: Razer Tiamat 7.1, ROG Theta 7.1…

2. Tai nghe 7.1 Surround “giả lập”

Tai nghe 7.1 Surround “giả lập”

Khi một sản phẩm quá đắt đỏ thì có các nhà sản xuất sẽ phải tìm cách triển khai khác để đa dạng hoá sản phẩm và họ đã nghĩ đến phương án giả lập âm thanh 7.1 Surround trên tai nghe Stereo 2 kênh thông thường. Đối với cách làm này thì chúng vừa đơn giản, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất một cách đáng kể.

Cụ thể rằng tai nghe giả lập 7.1 vẫn có thiết kế phần cứng giống như các tai nghe thông thường, có nghĩa là mỗi bên tai nghe chỉ có 1 củ loa thay vì phải trang bị nhiều củ loa như tai nghe 7.1 “real”. Sau đó người ta sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng hoặc phần cứng để tách các dải âm thanh từ nguồn phát ra để hoà trộn, mix chúng lại với nhau để tạo thành những dải âm thanh mới đánh lừa bộ não. Lúc này các bạn sẽ có cảm nhận là tiếng được phát ra từ một hướng khác nhau thay vì chỉ có từ hai hướng trái phải.

II. Các kiểu giả lập tai nghe 7.1

Chính vì có 2 cách phát triển bằng phần cứng và phần mềm nên chúng sẽ có những ưu nhược riêng nhất định và sau đây sẽ là một số ưu nhược điển hình của chúng.

1. Tai nghe giả lập 7.1 dùng phần cứng

Tai nghe giả lập 7.1 dùng phần cứng

Đối với những tai nghe giả lập 7.1 được xây dựng trên phần cứng tích hợp thì chúng sẽ có lợi thế lớn về mặt kết nối. Các bạn chỉ cần cắm là tính năng giả lập 7.1 được kích hoạt luôn thay vì phải tinh chỉnh trên phần mềm. Tuy nhiên thì một số nhà sản xuất tích hợp phần cứng vào tai nghe luôn khiến cho tính năng giả lập 7.1 Surround luôn trong trạng thái bật và người sử dụng không thể tắt được chúng. Còn một số nhà sản xuất khác thì họ chọn cách sản xuất phần cứng có nhiệm vụ tách và trộn âm thanh thành những Adapter riêng, người sử dụng muốn dùng 7.1 giả lập thì cắm vào còn không muốn thì tháo ra.

2. Tai nghe giả lập 7.1 bằng phần mềm

Tai nghe giả lập 7.1 bằng phần mềm

Một cách giả lập 7.1 khác phổ biến trên tai nghe đó chính là sử dụng phần mềm để tinh chỉnh âm thanh. Đối với cách sử dụng phần mềm thì ngoài việc cắm tai nghe vào máy tính thì các bạn phải tải những phần mềm chuyên dụng mà nhà sản xuất cung cấp để bật tính năng giả lập 7.1 trên tai nghe, chúng sẽ mất thời gian hơn tương đối nhiều. Tuy nhiên cách này có lợi thế là các bạn thích bật lúc nào thì bật, tắt lúc nào thì tắt mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác.

Ngoài những tai nghe chuyên dụng có giả lập âm thanh 7.1 Surround ra thì những mẫu tai nghe phổ thông khác cũng có thể nghe được âm thanh vòm, miễn là nguồn phát của chúng đã được tinh chỉnh sẵn hoặc là sử dụng phần mềm chuyên dụng để chuyển đổi.

Nếu như các bạn muốn nghe âm thanh vòm trên tai nghe thông thường thì các bạn có thể sử dụng một số phần mềm này để trải nghiệm: Razer Surround, Windows Sonic, Dolby Atmos…

III. Sự khác biệt giữa tai nghe giả lập 7.1 và tai nghe thông thường

Sự khác biệt giữa tai nghe giả lập 7.1 và tai nghe thông thườn

Đối với loại tai nghe Stereo 2 kênh thông thường thì âm thanh chỉ được phát ra theo 02 hướng trái phải mà thôi, còn âm thanh được phát ra từ tai nghe giả lập 7.1 sẽ đa dạng hơn. Cụ thể rằng các bạn sẽ cảm nhận được âm thanh phát ra từ phía trước mặt, trước mặt bên phải, trước mặt bên trái, phía sau, phía sau bên phải, phía sau bên trái… Nhìn chung thì tai nghe giả lập 7.1 sẽ phát ra âm thanh từ nhiều hướng khác nhau hơn và chúng tạo ra sự khác biệt trong việc cảm nhận âm thanh của các bạn. Đó là sự khác biệt lớn nhất khi trải nghiệm tai nghe thông thường và tai nghe giả lập 7.1.

Bên cạnh đó, các trò chơi FPS bắn súng hiện nay như: PUBG, CSGO cũng đều hỗ trợ âm thanh vòm HRTF và các bạn có thể kích hoạt để nghe tiếng súng đạn, tiếng chân từ nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một đoạn Demo tính năng HRTF của tựa game PUBG.

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn tai nghe giả lập 7.1 và những điểm khác biệt của chúng với tai nghe 7.1 Real và tai nghe thông thường. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận