Chụp ảnh ngược sáng là gì? Những kỹ thuật chụp ngược sáng

Chụp ảnh ngược sáng là một kỹ thuật khó nhưng là phương pháp tuyệt vời để tạo ra những bức ảnh ấn tượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận chụp ảnh ngược sáng là gì? Nó đem lại hiệu quả như thế nào cho bức ảnh của bạn?

Chụp ảnh ngược sáng là gì Những kỹ thuật chụp ngược sáng

I. Chụp ảnh ngược sáng là gì?

Chụp ảnh ngược sáng là gì

“Ngược sáng” – thường là vị trí gây bất lợi cho nhiếp ảnh gia, nhưng nếu có thể kiểm soát được ánh sáng trong điều kiện này, bạn sẽ tạo ra hiệu ứng hình ảnh ấn tượng. Chụp ảnh ngược sáng là phương pháp đặt ánh sáng chính ở phía đối diện với máy ảnh, đồng thời chủ thể đứng ở giữa nguồn sáng và máy ảnh.

II. Vì sao bạn nên chụp ảnh ngược sáng?

Có vô số phương pháp chụp ảnh và mỗi phương pháp đều tạo ra được những hiệu ứng độc đáo. Vậy, chúng ta sẽ có được gì khi chụp ngược sáng?

1. Tạo thêm chiều sâu

Vị trí của nguồn sáng sẽ kiểm soát bóng đổ trong bố cục. Ngược sáng thường làm nổi bật phần bên ngoài của chủ thể, giúp nhấn mạnh chiều sâu không gian đằng sau chủ thể. Ví dụ trong bức ảnh trên, chúng ta thấy được một bờ biển tuyệt đẹp với các dãy núi ở đằng xa.

Nói cách khác, đây là phương pháp tuyệt vời để tạo không gian ba chiều trong bức ảnh. Trong khi đó, nhiều phương pháp chiếu sáng khác có thể làm không gian bức ảnh trở nên phẳng hơn.

2. Tạo độ tương phản

Ngược sáng khuếch đại độ tương phản giữa chủ thể và phông nền một cách. Ánh sáng tạo ra một đường viền bao quanh chủ thể, dẫn đến sự phân chia bố cục ấn tượng.

3. Chụp bóng (silhouette)

Chụp bóng (silhouette)

Nếu bạn muốn chụp một cái bóng mà không rõ chủ thể thì ngược sáng rõ ràng là phương pháp phù hợp nhất. Một cái bóng cần có phông nền sáng để làm cho nó được hiện ra nổi bật.

4. Hiệu ứng lóa ống kính

Hiệu ứng lóa ống kính

Tương tự với chụp bóng, bạn không thể chụp hiệu ứng lóa ống kính mà không vận dụng ngược sáng. Với góc độ thích hợp, bạn có thể chụp các tia sáng phân tán của nguồn sáng, điều này làm tăng thêm yếu tố nghệ thuật cho bố cục. Tất nhiên, để đạt được ý đồ này một cách hoàn hảo nhất, bạn cần phải có settings máy ảnh phù hợp.

5. Chụp các đối tượng mờ, trong suốt

Chụp các đối tượng mờ, trong suốt

Ngược sáng không cần thiết để bạn có thể chụp các đối tượng mờ, trong suốt, nhưng phương pháp này cũng hỗ trợ làm rõ các đối tượng này. Khói, nước, mây, nilon,… chưa bao giờ bạn nhìn rõ chúng đến thế, đúng không?

III. Mẹo chụp ảnh ngược sáng

Bạn muốn thử chụp một bức ảnh ngược sáng? Dưới đây là một số mẹo để cải thiện kỹ thuật của bạn.

1. Hiểu về ánh sáng của bạn

Nếu bạn chưa quen với nhiếp ảnh, bạn hào hứng thử mọi kỹ thuật trong sách. Tuy nhiên với những người đã có kinh nghiệm, họ sẽ biết khi nào và ở đâu có thể áp dụng những kỹ thuật cụ thể. Chụp ảnh ngược sáng cũng vậy, chỉnh settings máy ảnh là quan trọng, nhưng bạn không thể chỉ dựa vào nó.

Nếu bạn muốn dùng ánh sáng tự nhiên để chụp ngược sáng, thì cần phải chọn đúng lúc. Với ánh sáng nhân tạo, bạn cần phải chọn góc độ phù hợp. Bạn cũng nên xem xét chủ đề, môi trường của mình để chọn bố cục phù hợp nhất.

2. Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên luôn được cho là đẹp nhất trong nhiếp ảnh, đặc biệt là vào giờ vàng. Giờ vàng là khoảng thời gian ban ngày ngay sau khi Mặt trời mọc hoặc trước khi Mặt trời lặn. Các nhiếp ảnh gia không chỉ yêu thích giờ vàng vì ánh sáng dịu, mà Mặt trời khi ấy còn chiếu theo một hướng ngang. Đây là yếu tố lý tưởng để chụp ảnh ngược sáng.

3. Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng tự nhiên là lý tưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là ánh sáng tự nhiên thì kém hơn. Miễn là bạn đặt ánh sáng ở góc phù hợp, bạn có thể chụp được ảnh ngược sáng. Hãy cố gắng lấy ánh sáng song song với chủ thể. Đồng thời lưu ý đến hậu cảnh trong bức ảnh, tránh để lộ những đối tượng, đồ vật không phù hợp.

4. Sử dụng Chế độ đo sáng điểm (Spot Metering)

Một điều có thể chắc chắn là đối tượng của bạn sẽ bị tối hơn bình thường khi chụp ngược sáng. Vì vậy, chế độ đo sáng điểm sẽ hỗ trợ rất tốt. Chế độ này giúp bạn tập trung vào một khu vực trong khung hình và xác định lượng phơi sáng tốt nhất cho điểm đó.

5. Sử dụng chế độ thủ công

Chế độ thủ công trên máy ảnh cho phép bạn kiểm soát các cài đặt phơi sáng. Vì đối tượng sẽ bị tối, nên bạn cần phải tăng sáng một chút. Hãy bắt đầu chỉnh khẩu độ rộng (khoảng f/2.8 đến f/5.6), ISO khoảng 100, tốc khoảng 1/100 – 1/640. Tất nhiên, bạn phải tự điều chỉnh dựa trên chất lượng ánh sáng và bố cục hiện có.

6. Chụp ở định dạng RAW

Tệp RAW chứa tất cả dữ liệu chưa được xử lý của một hình ảnh. Việc thực hiện các chỉnh sửa sau nền sẽ dễ dàng hơn so với các định dạng khác. Điều này rất có ích cho những bức ảnh ngược sáng cần chỉnh độ phơi sáng cụ thể.

Kết

Chụp ngược sáng không phải một kỹ thuật dễ dàng, bạn cần trải qua nhiều lần thử nghiệm và sai sót trước khi thành thạo. Hãy bắt tay vào luyện tập để trở thành một nhiếp ảnh gia cao tay nào!

Viết bình luận