Ảnh HDR là gì? Chế độ chụp ảnh HDR có gì khác chế độ thường

Ảnh HDR là gì Chế độ chụp ảnh HDR có gì khác chế độ thường

1. Ảnh HDR là gì?

Trước khi tìm hiểu về hình ảnh HDR thì các bạn cần biết HDR là gì?

HDR là một thuật ngữ tiếng Anh viết tắt của từ Hight Dynamic Range

HDR là một thuật ngữ tiếng Anh viết tắt của từ: Hight Dynamic Range, nếu chúng ta dịch chúng sang tiếng Việt thì có nghĩa là: Dải tương phản động. Tuy nhiên, trong thuật ngữ này thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến cụm từ “Dynamic Range”, đây là khái niệm dùng chỉ sự chênh lệch cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối trên các tấm hình được ghi lại bởi thiết bị chụp hình, hiển thị như: Máy ảnh, điện thoại, màn hình,…

Thuật ngữ HDR được sử dụng rất nhiều trong nhiếp ảnh, quay phim, màn hình, Tivi

Thuật ngữ HDR được sử dụng rất nhiều trong nhiếp ảnh, quay phim, màn hình, Tivi,… và những chuyên ngành khác có liên quan đến hiển thị hình ảnh.

Trong thực tế, sự khác biệt giữ HDR rất rõ ràng vì chúng sẽ hiển thị được bức ảnh sáng hơn, có chiều sâu hơn và nhiều chi tiết hơn trong hình. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì HDR lại không phát huy được hết tác dụng và không tạo ra được sự khác biệt. Chính vì điều đó mà các bạn phải biết vận dụng HDR trong những trương hợp cần thiết để tạo ra những tấm ảnh đẹp.

Ảnh HDR trên các thiết bị ngày nay đa số được can thiệp bởi phần mềm chứ không phải phần cứng

Ảnh HDR trên các thiết bị ngày nay đa số được can thiệp bởi phần mềm chứ không phải phần cứng. Cụ thể rằng phần cứng sẽ có trách nhiệm ghi hình lại và phần mềm sẽ sử dụng một loạt các thuật toán chuyên sâu để can thiệp vào quá trình chụp hình giúp cho chúng tạo ra được những vùng sáng/ vùng tối rõ rệt. Ảnh HDR vẫn được ghi qua phần cứng nên chất lượng hình ảnh vẫn phụ thuộc vào phần cứng, điều này đồng nghĩa với việc phần cứng tốt và thuật toán phần mềm tốt sẽ tạo ra những bức ảnh HDR hoàn hảo và ngược lại.

Trên những thiết bị điện thoại ngày nay thì đa số các nhà sản xuất đều trang bị tính năng chụp ảnh HDR, tính năng này ngày càng trở lên phổ biến và được sử dụng liên tục. Tuy nhiên, tính năng HDR phát huy hết công năng chỉ khi các bạn sử dụng những phần mềm chụp ảnh chuyên dụng như: Camera mặc định, Google Camera,… những phần mềm chụp ảnh “làm đẹp” thì sẽ không có tính năng HDR hoặc là HDR làm việc không hiệu quả.

2. Chế độ chụp ảnh HDR có gì khác chế độ thường

Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về chế độ chụp ảnh thông thường trên các thiết bị chụp ảnh. Khi chúng ta chụp ảnh ở chế độ bình thường thì thiết bị sẽ chỉ “chụp 1 lần duy nhất” và chúng đưa ra kết quả ngay lập tức cho chúng ta.

Chế độ chụp ảnh HDR có gì khác chế độ thường

Trong khi đó chế độ HDR sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi chụp hình với một loạt các thiết lập khác nhau. Cụ thể rằng tính năng chụp ảnh HDR sẽ chụp nhiều bức ảnh với nhiều giá trị phơi sáng (Exposed) khác nhau và dùng thuật toán để ghép các bức ảnh lại thành 01 bức ảnh hoàn chỉnh.

Đó là cơ chế hoạt động của chế độ chụp ảnh thông thường và chế độ chụp ảnh HDR, bây giờ chúng ta sẽ đến những sự khác biệt cụ thể nhất.

  • Trong chế độ chụp ảnh thường: Hệ thống phần cứng sẽ phải ưu tiên đo sáng tại một vị trí nhất định trong bối cảnh, nếu vị trí đo sáng đó quá mạnh thì thuật toán phải giảm sáng để thu được các chi tiết và trong trường hợp vị trí đo sáng đó quá tối thì thuật toán sẽ tự động tăng sáng để thu được nhiều chi tiết hơn. Chính vì điều đó mà những bức ảnh chụp ở chế độ thường không có chiều sâu và sự chênh lệch giữa vùng sáng tốt quá rõ ràng, kèm với đó người nhìn sẽ có cảm nhận rằng chúng không được sắc nét.
  • Trong chế độ chụp ảnh HDR: Hệ thống phần cứng sẽ tự động thiết lập thông số chụp 1 bức ảnh ở giá trị phơi sáng (Exposed) thấp, sau đó là một bức ảnh ở giá trị phơi sáng (Exposed) cao và cuối cùng là một bức ở giá trụi phơi sáng trung bình. Sau khi có được những bức ảnh đó thì phần mềm sẽ tiến hành chọn lọc các chi tiết có chênh lệch độ sáng cao giữ các bức ảnh và ghép lại làm 1 bức hình hoản chỉnh với độ sáng cao, chênh lệch sáng tốt ít, các chi tiết rõ ràng và có chiều sâu. Bức ảnh HDR có độ tương phản rất cao nên khi nhìn vào chúng rất sắc nét. (Lưu ý: Một số thiết bị có thể chụp nhiều ảnh một lúc (lớn hơn 3) trong chế độ HDR để cải thiện độ sáng rõ rệt).

3. Khi nào nên dùng chế độ chụp ảnh HDR

Khi nào nên dùng chế độ chụp ảnh HDR

Để tạo ra được những bức ảnh HDR đẹp nhất thì các bạn phải biết vận dụng chúng một cách đúng và hiệu quả, trong bài viết này Thủ thuật phần mềm sẽ chỉ rõ các trường hợp nên chụp ảnh HDR.

Trường hợp nên bật chụp ảnh HDR:

  • Chụp ảnh trong điều kiện đủ sáng
  • Chụp ảnh bầu trời, quang cảnh, khu vực có nhiều chi tiết
  • Chụp ảnh có nhiều màu sắc, bố cục màu sắc rõ rệt
  • Chụp ảnh ngược sáng

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn rất nhiều thông tin liên quan đến ảnh HDR và cách sử dụng chúng để chụp ảnh đẹp. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận