Rating là gì?

Có lẽ cụm từ Rating này đã không còn quá xa lạ đối với những ai yêu thích truyền hình, phim ảnh. Thế nhưng, hiểu cụ thể Rating là gì, tầm ảnh hưởng của nó đối với các chương trình, cách tính rating ra sao thì nhiều người vẫn còn chưa nắm được hoặc đang hiểu sai. Cùng tìm hiểu về Rating qua bài viết dưới đây.

Rating là gì

1. Rating là gì?

Rating là một đơn vị thể hiện mức độ quan tâm, chú ý hoặc độ theo dõi của mọi đối tượng khán giả, khách hàng từ đó đánh giá hiệu quả nội dung chương trình truyền hình cũng như hiệu quả của quảng cáo. Dựa vào chỉ số rating này, các đài truyền hình, nhà cung cấp dịch vụ sẽ biết được sự phản ứng tương đối chính xác của một cộng đồng, độ tuổi hay đối tượng phục vụ nào đó với những sản phẩm thuộc thương hiệu của mình để từ đó cải tiến, nâng cấp cho phù hợp vói các nhu cầu và ổn định, mở rộng, phát triển thị trường của mình được lớn mạnh hơn nữa.

Rating là một đơn vị thể hiện mức độ quan tâm, chú ý hoặc độ theo dõi của mọi đối tượng khán giả

Chỉ số rating dùng để chỉ số lượng khán giả bình quân trên 1 phút của một chương trình, một mẩu quảng cáo hay một sản phẩm nào đó được tính bằng % dân số hoặc nhóm đối tượng, mục tiêu cụ thể. Thông thường chỉ số Rating được biểu hiện theo tỉ lệ phần trăm tương đối (Rtg %) hoặc số lượng tuyệt đối Rtg (000).

2. Cách nhận biết chỉ số Rating

Một chương trình có chỉ số Rating cao nghĩa là chương trình đó sở hữu lượng khán giả tỉ lệ thuận với chỉ số rating. Cách nhận biết một cách đơn giản nhất về một chương trình truyền hình có chỉ số rating cao hay thấp là nhìn vào số lượng những quảng cáo được chèn vào giữa nội dung của chương trình đấy. Trong một chương trình bạn đang xem càng dày đặc các chương trình quảng cáo càng chứng tỏ chương trình đó đang thu hút đông đảo lượng người xem.

Một chương trình có chỉ số Rating cao nghĩa là chương trình đó sở hữu lượng khán giả tỉ lệ thuận với chỉ số rating

Một câu hỏi được đặt ra là: "Tại sao càng nhiều quảng cáo thì chương trình đó có độ rating càng cao?". Bởi lẽ chỉ số rating đó đã được tổng hợp lại và chào mời quảng cáo đến các doanh nghiệp thương mại. Dựa vào đó các nhà sản xuất quyết định có tham gia vào các chương trình quảng cáo hay không.

Năm 2019 có thể nói là thành công của phim truyền hình, của nhà đài VTV. Bộ phim "Về nhà đi con", bộ phim quốc dân năm 2019, có mức rating cao nhất trên đài truyền hình. Phim có rating trung bình 14.1% tại thị trường Hà Nội, trong đó những tập đầu chỉ số rating không cao chỉ ở mức từ 6-9% thế nhưng ở các tập sau này bắt đầu tăng dần, có tập rating lên đến 21.68%. Bằng trực quan, người dùng có thể thấy những tập phim đầu tiên, lượng quảng cáo trên phim còn rất ít, nhưng càng ngày, càng về những tập phía cuối, lượng quảng cáo càng dày dặc. Với thời lượng phát sóng của mỗi tập phim chỉ ở mức 30 phút, thế nhưng các chương trình quảng cáo đã chiếm khoảng chừng 10 phút.

3. Cách tính chỉ số Rating

Hiện nay, chỉ số Rating được tính theo hai phương pháp chính là sử dụng giải pháp kỹ thuật số và sử dụng giải pháp truyền thống. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào nội dung chương trình hay phân khúc sản phẩm.

Chỉ số Rating được tính theo hai phương pháp chính là sử dụng giải pháp kỹ thuật số và sử dụng giải pháp truyền thống

  • Trong phương pháp truyền thống, nhà đài sẽ lấy con số thống kê từ việc khảo sát trực tiếp từ khán giả. Đánh giá dựa trên sự lựa chọn ngẫu nhiên hoặc công thức loại trừ dựa theo độ tuổi, giới tính, ngành nghề, …
  • Những năm gần đây, giải pháp kỹ thuật số đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Để áp dụng được phương pháp này, họ sẽ gắn trực tiếp một thiết bị đo vào Tivi của các hộ gia đình, không phân biệt vùng miền, tầng lớp xã hội. Thiết bị này sẽ lưu lại thông tin dưới dạng nhật ký về nội dung cũng như thời lượng theo dõi các chương trình mà những gia đình đó ưa thích một cách ngẫu nhiên. Từ đó người ta có thể dễ dàng đánh giá chính xác những gì mà khán giả đang quan tâm.

4. Người thực hiện đo chỉ số Rating

Ai là người thực hiện đo chỉ số rating cũng chính là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thông thường việc đánh giá Rating sẽ do một công ty độc lập, chuyên làm công việc khảo sát chuyên nghiệp thực hiện. Những công ty này sẽ thống kê số liệu và bán cho những công ty truyền thông hay các đài truyền hình.

Thông thường việc đánh giá Rating sẽ do một công ty độc lập, chuyên làm công việc khảo sát chuyên nghiệp thực hiện

Một trong những đơn vị nổi tiếng trong lĩnh vực này ở Việt Nam phải kể đến công ty TNS có mạng lưới thiết bị đo lường rộng khắp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Công ty này chuyên cung cấp những số liệu về độ Rating cho các công ty truyền thông lớn nhỏ cũng như cho đài truyền hình Việt Nam.

Ở thị trường Mỹ, công ty Nielsen là một trong những ông trùm cung cấp số liệu rating cho giới truyền thông và các đài truyền hình. Công ty này thực hiện đo chỉ số rating bằng phương pháp gắn thiết bị do dữ liệu đồng thời tiến hành khảo sát trực tiếp. Do đó thông tin họ cung cấp luôn đạt chất lượng cao.

5. Rating - Con dao hai lưỡi

Trong thời đại này, các chương trình truyền hình có doanh thu bằng 0 từ khán giả, họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động quảng cáo. Vậy nên họ vẫn buộc phải hy vọng vào những số liệu mà các nhà khảo sát Rating cung cấp. Tuy nhiên, câu chuyện các chỉ số Rating do các công ty cung cấp không phản ánh đúng thực tế không còn mới mẻ. Thế nhưng, rất nhiều kênh truyền hình, công ty truyền thông vẫn tự tin vào chỉ số rating dẫn đến những bước đi sai lầm về chiến lược phát triển nội dung chương trình vì thế mà lâm vào hoàn cảnh khốn đốn hoặc buộc phải đóng cửa. Vì vậy, có thể nói Rating chính là con dao hai lưỡi cần được nghiên cứu và sử dụng một cách thông minh để mang lại những tác dụng tốt nhất.

Trên đây là bài viết nhằm cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích để giúp bạn trả lời câu hỏi Rating là gì? Hy vọng rằng sau khi đọc xong bạn sẽ có những cái nhìn trực quan, cụ thể hơn về chỉ số Rating.

Viết bình luận