Khu mấn là gì? Trốc tru là gì? Khu mấn, Trốc tru tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh

Khu mấn – Trốc tru là những từ ngữ địa phương của Nghệ An – Hà Tĩnh đã có từ rất lâu và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm sẽ chia sẻ đến bạn từ “Khu mấn” và “Trốc tru” giúp bạn hiểu hơn về tiếng địa phương miền Trung.

Khu mấn là gì Trốc tru là gì Khu mấn, Trốc tru tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh

1. Khu Mấn là gì?

Khu Mấn là từ ngữ địa phương của người Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay đã có từ rất xa xưa và đến nay không còn nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, một số ít người Nghệ An hiện nay vẫn sử dụng từ Khu Mấn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn đến Nghệ An du lịch nhiều lần, chắc chắn bạn sẽ gặp người dân bản địa nói từ Khu Mấn và chắc chắn bạn cũng chả hiểu chúng là gì luôn. Để hiểu được từ Khu Mấn, chúng ta phải nhắc lại lịch sử để có cái nhìn cụ thể nhất.

Khu Mấn là gì

Trong những năm 60-70 của thế kỷ 20, vùng đất Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) vẫn gắn liền với lao động sản xuất và nhân dân chủ yếu trồng trọt chăn nuôi. Vào thời điểm này, trang phục phổ biến nhất của người Nghệ Tĩnh đó chính là những chiếc váy đen vải thô được may dài đến tận mắt cá chân. Những người lao động sau khi làm việc xong thường có thói quen ngồi nghỉ trên các bãi đất, vệ cỏ, bãi cát dẫn đến phần mông bị dính bẩn, đất cát. Đối với người nông dân làm việc ngoài đồng áng cả ngày thì họ tiện đâu ngồi đấy, không quan trọng sạch hay bẩn, miễn là thấy thoải mái.

Theo như tiếng địa phương, “Khu” có nghĩa là mông, “Mấn” có nghĩa là váy. Nếu dịch từ Khu mấn theo nghĩa độc lập thì là phần váy ở mông, tuy nhiên nghĩa sẽ không được rõ. Vậy nên, khi dịch từ Khu mấn phải kết hợp cùng với đời sống văn hóa thời điểm đó.

Cụm từ “Khu mấn” dùng để chỉ phần váy ở mông vừa xấu, vừa bẩn và còn được sử dụng với nghĩa bóng để miêu tả giá trị việc làm và thái độ không tốt với đối tượng mà người nói không thích.

VD1: Khu mấn được sử dụng theo nghĩa đen

  • Nam: Cậu xem bức tranh tớ vẽ có đẹp không?
  • Hoa: Như cái khu mấn ấy (Ý nghĩa bức tranh không đẹp).

VD2: Khu mấn được sử dụng theo nghĩa bóng

  • Hòa: Người ta bảo nhà cậu giàu nhất cái làng này, đúng không hả?
  • Ngọc: Có cái khu mấn (Có nghĩa là không giàu).

Khu mấn không chỉ tính từ mà còn là danh từ

Khu mấn không chỉ tính từ mà còn là danh từ. Địa phương Nghệ An – Hà Tĩnh có một loại quả đặc biệt là quả Khu mấn với hình dạng giống như cặp mông của người phụ nữ. Quả Khu mấn có vị ngon ngọt và được rất nhiều người yêu thích. Hình dạng quả Khu mấn giống với quả mận của khu vực miền Bắc.

2. Trốc Tru là gì?

Trốc Tru là tiếng địa phương của người Nghệ An có ý nghĩa vô cùng dễ hiểu. Đây chính là từ lóng của người dân vùng miền Nghệ Tĩnh được ghép bởi hai từ đơn để mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc:

  • Trốc: Cái đầu
  • Tru: Con trâu

Nếu như chúng ta ghép trực tiếp từ Trốc Tru thì có nghĩa là Đầu trâu. Tuy nhiên, hàm ý sâu xa của từ Trốc Tru chính là chỉ những người bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu tiếp thu và ngu như trâu bò. Cụm từ Trốc Tru có phần nào hơi tiêu cực nhưng trong thực tế người dân địa phương sử dụng hàng ngày dưới dạng từ để trêu đùa, không có sắc thái quá nặng nề gay gắt. Những người Nghệ - Tĩnh sử dụng từ Trốc Tru bạn đừng hiểu quá lên, họ chỉ đang muốn đùa vui hoặc trêu đùa nhau giữa bạn bè.

Trốc Tru là gì

Con trâu vốn nổi tiếng với chiếc đầu khá cứng, nói không nghe và thường phải cho roi cho vọt mới chịu nghe lời. Tuy nhiên con trâu lại khá hiền lành, vẫn có thể thuần hóa và bắt nó làm theo. Điều này đồng nghĩa với việc cho dù con trâu có to lớn, khó bảo đến mấy chúng ta vẫn có cách thuần hóa để chúng trở thành con vật có ích. Tương tự như vậy, cho dù con người có khó bảo thế nào đi chăng nữa nhưng chúng ta khéo léo, biết nắm bắt điểm yếu, khuyên bảo và dỗ dành thì chắc chắn sẽ “thuần hóa” được những người ương bướng đó.

3. Từ điển tiếng địa phương Nghệ An – Hà Tĩnh

Từ ngữ địa phương

Ý nghĩa

đâu

kia

răng

sao

rứa

thế

tề

kìa

nhỉ

nớ

đó

chộ

thấy

chi

cẳng

chân

o

chị

gấy

vợ

Nhông

chồng

con gấy

con gái

cơn

cây

con ròi

con ruồi

cắm

cắn

dới

dưới

trốc cúi

đầu gối

đau rọt

đau bụng, đau lòng

cái cươi

cái sân

cái chủi

cái chổi

cái đọi

cái bát

ngẩn

ngốc

chưởi

chửi

trửa

trên. giữa,…

đàng

đường

trấp vả

đùi

cái nớ

cái kia, cái đó

nác

nước

tau

tớ, tao

choa

chúng tao

mi

mày

lũ bây

chúng mày, các bạn

hấn

nó, hắn

mần

làm

nhởi

chơi

rầy

xấu hổ

con du

con dâu

chạc

dây

com me

con bê

nỏ

không

ri

thế này

bổ

ngã

đấy

đái

cảy

sưng

ngái

xa

su

sâu

túi

tối

cại

cãi

ung

ông

bọ

bố

rọng

ruộng

xuy măng

xi măng

bựa ni

hôm nay

lúa

cựa

cửa

nhít

nhất

đồi, núi

kỳ địa

cái đĩa

mụi

mũi

riệu

rượu

có lẹ

có lẽ

coi mồ

xem nào

ngái

xa

hại

sợ

cá tràu

cá chuối, cá quả

cơn ni

cây này

con mọi

con muỗi

gì, mự

con trùn

con giùn

con troi

con giòi

hun

hôn

cụng

cũng

có mang

có bầu

náng

nướng

ruốc

mắm tôm

mấy ả

mấy cô

hói

sông

Ví dụ:

  • Mô rú mô khe mô nỏ chộ. Mô rào mô bể chộ mô mồ! (Đâu rừng, đâu khe, đâu không thấy. Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào!)
  • Mi răng mà ngu như trốc tru như rứa, có rứa mà cụng khung hiểu. (Mày sao mà ngốc như đầu trâu thế, có thế mà cũng không hiểu.)
  • Cấy đồ quẹt khu, nỏ mần chi nên hồn (Cái đồ bỏ đi, chẳng làm gì nên hồn.)
  • Bựa nớ đi ngoài cươi bấp cấy cẳng bổ trợt trúc cúi, mai đi mần không đặng. (Bữa đó đi ngoài sân vấp ngã chầy đầu gối, mai đi làm không được.)
  • Nhìn chị nớ rành sọi mà mại chưa lấy nhông hầy! (Nhìn chị kia đẹp thế mà mãi chưa lấy chồng nhỉ!)

Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm đã chia sẻ đến bạn từ Khu Mấn, Trốc Tru trong tiếng Nghệ An – Hà Tĩnh và những từ phổ biến của người Nghệ Tĩnh. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận