Cách đọc mã vạch chuẩn chi tiết nhất
Công việc mua sắm đã có từ rất xa xưa rồi, phát triển qua hàng nghìn năm con người càng nghĩ ra nhiều công việc tinh vi và tiện lợi liên quan tới nó. Mã vạch là một trong những phát kiến rất quan trọng liên quan tới kinh doanh. Các mặt hàng được phân biệt bằng các loại mã vạch khác nhau nhằm phân biệt hàng thật và hàng giả. Là một người tiêu dùng thông minh, các bạn nên biết cách đọc mã vạch được gắn trên sản phẩm. Trong bài viết này, ThuThuatPhanMem.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc mã vạch chuẩn và chi tiết nhất.
Mục lục nội dung
1. Mã vạch là gì?
Mã vạch hay Barcode là công nghệ thu thập dữ liệu và nhận dạng sản phẩm, dựa vào một mã số hoặc một chữ số. Mã vạch gồm dãy vạch có độ lớn nhỏ khác nhau, xen kẽ là các khoảng trống song song và các con số, được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để các máy đọc mã vạch, máy quét có thể nhận dạng chúng.
Mã vạch bắt đầu được lưu hành từ những năm 70 của thế kỷ XX và được sử dụng phổ biến cho đến nay.
Năm 1984, Norman Joseph Woodland và Bernard Silver đã phát minh ra mã vạch khi còn là sinh viên trường Đại học tổng hợp Drexel. Đầu tiên, họ sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng, sau đó họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm.
Năm 1952, hai nhà khoa học tiếp tục xây dựng và thiết kế thiết bị đọc mã vạch. Thiết bị này gồm một đèn dây tóc 500 W và một ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi RCA cho các phim có âm thanh.
Năm 1973, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tính như là mã sản phẩm chung. Vào tháng 6 năm 1974, tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio, 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch.
Năm 2004, mã vạch nano được sản xuất bởi Nanosys Inc.
2. Cách đọc mã vạch
Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá:
Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.
Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,... Trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống mã số hàng hoá EAN có 2 loại ký hiệu con số: loại EAN-13 và EAN-8.
2.1. Cách đọc mã vạch EAN-13
Mã vạch EAN-13 có một dãy số gồm bốn nhóm từ trái sang phải:
- Nhóm 1: Ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
- Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
- Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
- Nhóm 4: Số cuối cùng là số về kiểm tra (C).
Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.
Cách thức xác định số kiểm tra:
Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C:
+ Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là mã số hàng hoá của quốc gia Việt Nam; 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là mã số hàng hoá của doanh nghiệp.
+ Bước 2 - Xác định C.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có: 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)
Nhân (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có: 0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có: 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 gần nhất rồi trừ đi (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3
=> Trong trường hợp này mã số EAN-13 có mã số hàng hóa đầy đủ là: 893 3481 00106 3
2.1. Cách đọc mã vạch EAN-8
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:
+ Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái).
+ Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
+ Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.
Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết cách đọc mã vạch chuẩn chi tiết nhất của ThuThuatPhanMem.vn chúng tôi. Bài viết tới đây là hết, chúc các bạn có thể mua sắm an toàn.