Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chính xác

Đơn vị đo độ dài được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, trong học tập, công việc và ngay cả cuộc sống hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chính xác nhất. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ nhất, vậy mời bạn cùng ThuThuatPhanMem.vn tìm hiểu về bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chính xác và chuẩn nhất trong bài viết này nhé.

Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chính xác

I. Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa 2 điểm với nhau (thường không đổi theo thời gian), nó được sử dụng làm thước đo độ lớn cho tất cả các độ dài khác từ đó có thể so sánh độ dài của các khoảng cách khác nhau.

Đơn vị đo độ dài là gì

II. Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chính xác

1. Bảng đơn vị đo độ dài cơ bản trong hệ mét

Bảng đơn vị đo độ dài chuẩn, chính xác với những đơn vị đo độ dài thường dùng nhất trong hệ mét.

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

Lớn hơn mét

Mét

Nhỏ hơn mét

Km

Hm

dam

m

dm

cm

mm

1 Km

1 Hm

1 dam

1 m

1 dm

1 cm

1 mm

= 10 hm

= 10 dam

= 10 m

= 10 dm

= 10 cm

= 10 mm

= 1000 m

= 100 m

= 100 cm

= 100 mm

= 1000mm

Bảng đơn vị đo độ dài

2. Cách đọc độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài

Cách đọc độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài

Cách đọc độ dài của 7 đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài như sau:

  • Kilometer (ký hiệu là km) - đọc là Ki-lô-mét
  • Hectometre (ký hiệu là hm) - đọc là Héc-tô-mét
  • Decametre (ký hiệu là dam) - đọc là Đề-ca-mét
  • Meter (ký hiệu là m)– đọc là Mét
  • Decimetre (ký hiệu là dm)- đọc là Đề-xi-mét
  • Centimeter (ký hiệu là cm) - đọc là Cen-ti-mét
  • Millimetre (ký hiệu là mm) - đọc là Mi-li-mét

3. Cách quy đổi đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài chuẩn

Theo bảng đơn vị đo độ dài chuẩn thì thông tin về quy đổi các đơn vị đo độ dài như sau:

  • Km (Ki-lô-mét) 1km = 10hm = 1000m
  • Hm (Héc-tô-mét) 1hm = 10dam = 100m
  • Dam (Đề-ca-mét) (1dam = 10m
  • M (Mét) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
  • Dm(Đề-xi-mét) 1dm = 10cm = 100mm
  • Cm (Xen-ti-mét) 1cm = 10mm
  • Mm (Mi-li-mét) (viết tắt là mm)

Quy đổi đơn vị đo độ dài

Như vậy, trong bảng đơn vị đo độ dài thì mỗi đơn vị gấp nhau 10 lần đơn vị liền sau và mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước. Bạn có thể thực hiện quy đổi đơn vị như sau:

Đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn

Khi đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề nhau, bạn chỉ cần nhân số cần đổi với 10.

Ví dụ 1: 5m = ? dm

Ta có: 5 x 10 = 50, vậy 5m = 50 dm

Ví dụ 2: 5m = ? cm

Ta có: 5 x 10 = 50 dm, 50 x 10 = 500 cm, vậy 5m = 500 cm

Đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn

Đổi đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn

Khi thực hiện đổi đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề nhau bạn chỉ cần chia số đó cho 10.

Ví dụ 3: 3000m = ? dam

Ta có: 3000 : 10 = 300, vậy 3000m = 300 dam

Ví dụ 4: 3000m = ? km

Ta có: 3000 : 10 = 300 dam, 300 : 10 = 30 hm, 30 : 10 = 3 km, vậy 3000m = 3km

Đổi đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn

III. Đơn vị đo độ dài trong hệ đo lường quốc tế

Đơn vị đo độ dài trong hệ đo lường quốc tế

  • Xênnamé
  • Yôtamét
  • Zêtamét
  • Êxamét (1 Em = 1 x 1018 m)
  • Pêtamét (1 Pm = 1 x 1015m)
  • Têramét (1 Tm = 1 x 1012m)
  • Gigamét (1 Gm = 1 × 109 m (1,000,000,000 m))
  • Mêgamét (1 Mm = 1 × 106 m (1,000,000 m))
  • Kilômét (1 km = 1 × 103 m (1000 m))
  • Héctômét (1 hm = 1 x 102m)
  • Đềcamét (1 dam = 1 x 10m)
  • Mét
  • Đêximét (1 dm = 1 × 10-1 m (0.1 m))
  • Xăngtimét (1 cm = 1 × 10-2 m (0.01 m))
  • Milimét (1 mm = 1 × 10-3 m(0.001 m))
  • Micrômét (1 μm= 1 × 10-6 m(0.000001 m))
  • Nanômét (1 nm = 1 x 10-9m)
  • Picômét (1 pm = 1 x 10-12m)
  • Femtômét (1 fm = 1 x 10-15m)
  • Atômét (1 am = 1 x 10-18m)
  • Zéptômét
  • Yóctômét

Đơn vị đo độ dài

IV. Đơn vị đo độ dài trong thiên văn học

  • Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamét)
  • Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét)
  • Phút ánh sáng (~18 gigamét)
  • Giây ánh sáng (~300 mêgamét)
  • Parsec (pc) (~30,8 pêtamét)
  • Kilôparsec (kpc)
  • Mêgaparsec (Mpc)
  • Gigaparsec (Gpc)
  • Teraparsec (Tpc)

Đơn vị đo độ dài trong thiên văn học

V. Đơn vị đo độ dài trong vật lý

  • Độ dài Planck
  • Bán kính Bohr
  • Fermi (fm) (= 1 femtômét)
  • Angstrom (Å) (= 100 picômét)
  • Micrôn (= 1 micrômét)

Đơn vị đo độ dài trong vật lý

VI. Đơn vị đo độ dài Anh Mỹ

  • Inch (1 in = 2,54 cm)
  • Foot (1 ft = 0.3048 m)
  • Yard (1 yd = 0,9144 m)
  • Dặm Anh (1 dặm = 1609,344 m)
  • Fathom (1 fathom = 1,8288 m)
  • Furlong (1 furlong = 201,168 m)
  • Rod (1 rod = 5,0292 m)

Đơn vị đo độ dài Anh Mỹ

VII. Đơn vị đo độ dài cổ Việt Nam

  • Dặm
  • Mẫu
  • Lý còn được gọi là lí
  • Thước (1 mét)
  • Tấc (1/10 thước)
  • Phân (1/10 tấc)
  • Li (1/10 phân)

Đơn vị đo độ dài cổ Việt Nam

VIII. Đơn vị đo độ dài trong hàng hải

  • Hải lý (1 hải lý = 1852 m)

Đơn vị đo độ dài trong hàng hải

Như vậy, ThuThuatPhanMem.vn đã chia sẻ với bạn đầy đủ những đơn vị đo độ dài hiện nay trong hệ đo lường quốc tế hệ mét, những đơn vị đo độ dài trong thiên văn học, đơn vị đo độ dài trong vật lý, đơn vị đo độ dài của Anh Mỹ, đơn vị đo độ dài cổ Việt Nam, đơn vị đo độ dài trong hàng hải. Hi vọng bạn sẽ nắm rõ được bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chính xác này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Viết bình luận