Hàm BINOM.INV - Hàm trả về giá trị nhỏ nhất có phân bố nhị thức lũy tích lớn hơn hoặc bằng giá trị tiêu chuẩn trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm BINOM.INV – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm thống kê rất được ưa dùng trong Excel.

Hàm BINOM.INV - Hàm trả về giá trị nhỏ nhất có phân bố nhị thức lũy tích lớn hơn hoặc bằng giá trị tiêu chuẩn trong Excel

Mô tả: Hàm trả về giá trị nhỏ nhất có phân bố nhị thức lũy tích lớn hơn hoặc bằng giá trị tiêu chuẩn. Hàm hỗ trợ từ phiên bản Excel 2010.

Cú pháp: BINOM.INV(trials,probability_s,alpha)

Trong đó:

- trials: Số phép thử độc lập, là tham số bắt buộc.

- probability_s: Xác suất thành công của mỗi phép thử, là tham số bắt buộc.

- alpha: Giá tri tiêu chuẩn, là tham số bắt buộc.

Chú ý:

- Nếu bất kỳ giá trị nào của đối số không phải là số nguyên -> chúng bị cắt cụt thành số nguyên.

- Nếu number_s và trials không phải là số -> hàm trả về giá trị lỗi #VALUE!

- Nếu trials < 0 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM! 

- Nếu probability_s < 0 hoặc probability_s > 1 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM! 

- Nếu alpha < 0 hoặc alpha > 1 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ:

Tính giá trị nhỏ nhất sao cho phân bố nhị thức lũy tích lớn hơn hoặc bằng một giá trị tiêu chí với số liệu trong bảng dưới đây:

Tính giá trị nhỏ nhất sao cho phân bố nhị thức lũy tích lớn hơn hoặc bằng một giá trị tiêu chí với số liệu trong bảng

- Tại ô cần tính nhập công thức: =BINOM.INV(C6,C7,C8)

Tại ô cần tính nhập công thức =BINOM.INV(C6,C7,C8)

- Nhấn Enter -> giá trị nhỏ nhất là:

Nhấn Enter trả về giá trị nhỏ nhất

- Trường hợp probability_s > 1 hoặc probability_s < 0 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

Trường hợp probability_s > 1 hoặc probability_s < 0 - hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

- Trường hợp alpha > 1 hoặc alpha < 0 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

Trường hợp alpha > 1 hoặc alpha < 0 - hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

Trên đây là hướng dẫn và ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm BINOM.INV trong Excel.

Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận