Đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Việt Nam là một đất nước đa dạng về địa hình và địa hình đồi núi tại Việt Nam được nhắc đến rất nhiều nhờ các ngọn núi cao và tuyệt đẹp. Thậm chí chúng ta còn có cả “Nóc nhà của Đông Dương”, Top 10 đỉnh núi cao Việt Nam sẽ giúp bạn biết thêm về quê hương của mình.

Đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam

1. Fansipan

Độ cao: 3143m
Dãy núi: Hoàng Liên Sơn
Vị trí: Sapa (giáp với Lai Châu và Lào Cai)

Đỉnh Pu Si Lung

Fansipan được mệnh danh là “Nóc nhà của Đông Dương” và đây chính là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, đỉnh Fansipan cũng là một trong số các đỉnh hiếm hoi phát triển thành công về mảng du lịch. Vào nửa cuối năm và đầu năm, Fansipan đón hàng nghìn lượt khách du lịch về đây để ngắm tuyết rơi cũng như trải nghiệm không khí rét của vùng đồi núi phía Bắc. Hiện tại, Fansipan đang triển khai nhiều phương thức du lịch khác nhau để mọi người đều có thể tham quan, nếu bạn quan ngại về sức khỏe thì có thể lựa chọn cáp treo.

2. Đỉnh Pu Si Lung

Độ cao: 3080m
Dãy núi: Pu Si Lung
Vị trí: Tỉnh Lai Châu và Trung Quốc

Đỉnh Pu Si Lung

Đỉnh Pu Si Lung – Nóc nhà vùng biên cương cũng là một trong số những địa điểm du lịch thu hút được rất nhiều người đến từ cả 02 quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Sự đặc biệt của đỉnh núi chính là chúng nằm giữa cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhờ một vị trí đặc biệt mà địa hình của Pu Si Lung vô cùng thú vị, nơi đây có những rừng già hỗn hợp đi kèm với những con dốc trơn và dòng suối lớn. Khi đi du lịch trên đỉnh Pu Si Lung, chúng ta dễ dàng nhìn thấy mây và được chạm vào mây.

3. Putaleng

Độ cao: 3049m
Dãy núi: Putaleng
Vị trí: Lào Cai

Putaleng

Putaleng không chỉ là ngọn núi cao thứ 03 tại Việt Nam mà còn được mệnh danh là đỉnh núi của hoa Đỗ Quyên. Đến mùa hoa, bạn sẽ lạc vào một rừng hoa Đỗ Quyên màu hồng, màu đỏ vô dùng đẹp mắt và nơi đây thu hút được rất nhiều khác du lịch. Tuy nhiên, chính quyền địa phương hiện tại đang cấm khách du lịch lên đỉnh núi Putaleng vì một số vấn đề an toàn.

4. Đỉnh Ky Quan San

Độ cao: 3046m
Dãy núi: Ky Quan San
Vị trí: Lào Cai

Đỉnh Ky Quan San

Đỉnh Ky Quan San rất đẹp nhưng lại chưa có nhiều người biết tới và đây là một trong số những đỉnh núi cao hoang sơ của Việt Nam. Nếu như muốn đến đỉnh Ky Quan San, bạn sẽ phải khởi đầu một hành trình dài từ Bát Xát Lào Cao và phải vượt qua 02 đỉnh núi trước khi lên đỉnh Ky Quan San cao nhất tại đây. Cảnh đẹp của Ky Quan San vẫn rất hoang sơ và nguyên bản của tự nhiên, vào tháng 05 thì nơi đây còn có những ruộng bậc thang của người Mông vô cùng tuyệt đẹp.

5. Khang Su Văn (Phàn Liên San/ U Thái San)

Độ cao: 3012m
Dãy núi: Phàn Liên San
Vị trí: Lai Châu

Khang Su Văn (Phàn Liên San U Thái San)

Khang Su Văn có rất nhiều tên gọi khác nhau do người dân bản địa đặt và khi nhắc đến Khang Su Văn người ta thường nghĩ đến những rừng chè cổ thụ ngàn năm tuổi. Chè trên núi Khang Su Văn được rất nhiều người yêu thích nhờ hương vị ngon đặc trưng do vị trí địa lý cao hơn mực nước biển và thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, Khang Su Văn không cho phép tự do du lịch, việc du lịch phải xin giấy phép của Đồn Biên Phòng Vàng Ma Chải.

6. Tả Liên (Cổ Trâu)

Độ cao: 2.996m
Dãy núi: Tả Liên
Vị trí: Lai Châu

Tả Liên (Cổ Trâu)

Tả Liên còn có tên gọi khác là núi Cổ Trâu do chúng có hình dạng giống với loài trâu được nuôi dưỡng dưới khu vực rừng nguyên sinh dưới chân đỉnh núi. Tả Liên vẫn giữ được nét hoang sơ của ngọn núi trước đây, ngoài ra thì thảm thực vực nơi đây cũng rất đa dạng với các cây cổ thụ khổng lồ, rêu mọc xung quanh, dương xỉ phủ kín….

7. Tà Chì Nhù

Độ cao: 2.979m
Dãy núi: Hoàng Liên Sơn
Vị trí: Yên Bái

Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù được xếp vào danh sách những ngọn núi khó chinh phục vì địa hình nơi đây chủ yếu là đồi dốc cao và sỏi đá. Chính vì địa chất sỏi đá nên trên Tà Chì Nhù không có nhiều bóng mát của các cây cổ thụ mà chủ yếu là những cây nhỏ. Đỉnh núi Tà Chì Nhù nổi tiếng với hoa Chi Pâu tím biêng biếc nở rộ bao phủ khắp đỉnh núi từ tháng 9 đến tháng 10.

8. Pờ Ma Lung (Bạch Mộc Lương)

Độ cao: 2.967m
Dãy núi: Bạch Mộc Lương
Vị trí: Lai Châu

Pờ Ma Lung (Bạch Mộc Lương)

Pờ Ma Lung được biết đến với những con thác, con suối cao chảy quanh năm và những con suối đá đã làm lên tên tuổi của Pờ Ma Lung. Trên Pờ Ma Lung, nơi đây cũng có các rừng nguyên sinh đa dạng về các loài thực vật vô cùng thú vị. Để chinh phục được Pờ Ma Lung thì bạn sẽ phải chuẩn bị một thể lực thật tốt vì đây có rất nhiều đoạn dốc thẳng đứng.

9. Nhìu Cồ San (Nhiều Sừng Trâu)

Độ cao: 2.965m
Dãy núi: Nhìu Cồ San
Vị trí: Lào Cai

Nhìu Cồ San (Nhiều Sừng Trâu)

Tỉnh Lào Cai có rất nhiều ngọn núi cao và Nhìu Cồ San cũng không ngoại lệ. Đỉnh núi Nhìu Cồ San được mệnh danh là xứ sở của củ sâm do thời tiết và đất quá phù hợp cho việc reo trồng nhân sâm. Khí hậu trên Nhìu Cồ San chủ yếu là lạnh và đây là khí hậu thích hợp để trồng loài nhân sâm quý hiếm trên thế giới. Đỉnh núi Nhìu Cồ San được rất nhiều người đến không chỉ vì cảnh đẹp mà chúng chưa có tác động nhiều của bàn tay con người.

10. Chung Nhía Vũ

Độ cao: 2.918m
Dãy Núi: Da Hai San
Vị trí: Lai Châu

Chung Nhía Vũ

Đỉnh núi Chung Nhía Vũ được rất nhiều bạn trẻ đến thăm quan nhờ đường đi đơn giản và thuận lợi với mọi loại xe. Con đường dẫn lên Chung Nhía Vũ vô cùng ngắn, bạn có thể đi một cách nhanh chóng bằng xe máy và trải nghiệm các rừng trúc, rừng tre, suối lớn bao quanh đỉnh núi.

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn Top 10 đỉnh núi cao và hùng vĩ nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận