Chân trọng hay trân trọng? Từ nào đúng chính tả tiếng Việt?

Nhiều khi do một lý do nào đó mà bạn phát âm sai dẫn đến người nghe hiểu sai ý nghĩa của từ đó. Rất nhiều từ dễ gây nhầm lẫn, hiểu lầm và một trong số đó có từ “chân trọng” và “trân trọng”, từ rất hay gặp trong công việc, cuộc sống nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa và chưa biết Chân trọng hay trân trọng? Từ nào đúng chính tả tiếng Việt? Vậy mời bạn cùng ThuThuatPhanMem.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chân trọng hay trân trọng Từ nào đúng chính tả tiếng Việt

1. Trân trọng là gì?

Theo từ điển tiếng Việt thì:

  • trân” có nghĩa là sự cao quý, quý giá
  • trọng” có nghĩa là sự quan trọng, được coi trọng

Vì vậy “trân trọng” có nghĩa là sự tôn kính, kính trọng với vấn đề người nói muốn nhắc đến, sử dụng “trân trọng” thể hiện thái độ trân quý, đề cao vấn đề được đề cập đến. Trân trọng được sử dụng trong cả văn nói và văn viết, sử dụng trong nhiều trường hợp để bày tỏ sự tôn trọng, sự tri ân, cảm ơn với sự vật, sự việc hay một người nào đó.

Trân trọng là gì

Ví dụ:

- Trân trọng cảm ơn quý khách!

- Em xin trân trọng kính mời cô hiệu trưởng lên phát biểu!

- Trân trọng cảm ơn quý vị đã tới dự buổi lễ!

- Xin trân trọng cảm ơn!

- Xin gửi lời chào trân trọng tới toàn thể nhân viên có mặt tại đây …

2. Chân trọng là gì?

Theo từ điển thì “chân” có rất nhiều nghĩa:

  • "chân" là bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy: đi chân đất, co chân chạy, chân gà, ….
  • “chân”còn được coi là biểu tượng cương vị, tư cách hay phận sự nào đó: có chân trong hội đồng, thiếu một chân chạy việc, ...
  • "chân" là bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, phần dưới của một số vật, giáp với mặt nền: chân đèn, chân giường, chân núi, chân răng,...

Chân trọng là gì

Ngoài ra, từ “chân” còn được sử dụng để thể hiện tính chân thực của sự việc, hoặc để biểu đạt một lời nói mang tính thẳng thắn và chính trực, chân lý, chân thực, chân thành.

Mặc dù vậy nhưng “chân” ghép với “trọng” lại không mang ý nghĩa nào cả, và từ này hoàn toàn không có trong từ điển tiếng Việt.

3. Chân trọng hay trân trọng? Từ nào đúng chính tả tiếng Việt?

Như vậy trong từ điển tiếng Việt không có từ “chân trọng” vậy nên câu trả lời cho câu hỏi chân trọng hay trân trọng? từ nào đúng chính tả tiếng Việt? Đó chính là từ trân trọng đúng chính tả tiếng Việt, chân trọng sai chính tả.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhầm lẫn dẫn đến việc viết nhầm, nói nhầm trân trọng thành chân trọng như:

- Do không phân biệt được cách phát âm tr và ch

- Do đặc thù của vùng miền, địa phương

- Do chưa nắm rõ được ý nghĩa của từ trân trọng.

- Do bị ngọng, …

Chân trọng hay trân trọng

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ còn cố tình dùng sai để tạo nên sự khác biệt. Điều này lại vô tình tạo thành thói quen sử dụng sai từ. Vậy nên bạn cần thay đổi những thói quen không tốt về cách dùng từ, nắm rõ ý nghĩa của mỗi từ, phát âm chuẩn hơn, tránh gây ra những nhầm lẫn, sai sót và khó phân biệt được chính tả tiếng Việt nhé.

Như vậy, chúng ta đã biết được chân trọng hay trân trọng từ nào đúng chính tả tiếng Việt. Từ ngữ tiếng Việt rất đa dạng vì vậy chúng ta cần không ngừng học hỏi và trau dồi từ vựng tiếng Việt để có thể phát âm chuẩn, phân biệt rõ các từ với nhau nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.

Viết bình luận