Câu chuyện hay "câu truyện"? Cách dùng đúng chính tả tiếng Việt

“Câu chuyện” hay “câu truyện” từ nào đúng chính tả? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn tìm kiếm câu trả lời. Với ý nghĩa cũng như cách phát âm khá giống nhau, vì vậy rất nhiều bạn nhầm lẫn và khó có thể phân biệt được đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt. Nếu bạn cũng đang chưa biết “câu chuyện” hay “câu truyện” từ nào đúng, vậy mời bạn cùng ThuThuatPhanMem.vn tìm hiểu “Câu chuyện” hay “câu truyện”? Cách dùng đúng chính tả tiếng Việt trong bài viết dưới đây nhé.

Câu chuyện hay câu truyện Cách dùng đúng chính tả tiếng Việt

I. Ý nghĩa của từ “chuyện” và từ “truyện”

“Chuyện” và “truyện” là hai từ đều có ý nghĩa trong tiếng Việt, nhưng mỗi từ lại có ý nghĩa và cách dùng riêng của nó.

1. Ý nghĩa của từ “chuyện”

“Chuyện” được hiểu là sự việc được kể lại, nhắc lại, “chuyện” chủ yếu tồn tại ở dạng ngôn ngữ nói, liên quan đến các hoạt động nói, kể, nghe như: kể chuyện, nói chuyện, trò chuyện, buôn chuyện, tám chuyện,…

“Chuyện” thường mơ hồ, ít chặt chẽ, ít chọn lọc về ngôn ngữ, thuộc các lĩnh vực khác như: chuyện vui, chuyện tình, chuyện đời, chuyện tầm phào,...

Ý nghĩa từ chuyện

2. Ý nghĩa của từ “truyện”

Theo từ điển tiếng Việt, "truyện" được hiểu theo nghĩa là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. "Truyện" thuộc lĩnh vực văn chương ví dụ: truyện ngắn, truyện dài, truyện trinh thám, truyện tranh, truyện ngụ ngôn, ... "Truyện" thường cụ thể, chặt chẽ, có tính hệ thống, tồn tại ở dạng văn bản, liên quan đến các hoạt động viết, xem, đọc, thưởng thức như: tác phẩm truyện, viết truyện, đọc truyện, thưởng thức truyện,...

Ý nghĩa của từ truyện

II. Câu chuyện hay câu truyện? Cách dùng đúng chính tả tiếng Việt

1. Câu chuyện hay câu truyện đúng chính tả?

Dù “chuyện” hay “truyện” đều là từ có nghĩa trong tiếng Việt, nhưng “câu chuyện” là từ viết đúng chính tả tiếng Việt, còn “câu truyện” lại sai. “Câu chuyện” được hiểu là sự việc hoặc chuyện được nói ra, một câu kể, một tường thuật hay một tác phẩm văn học ngắn.
Những “câu chuyện” được nói ra thường không có chủ định từ trước, chúng mơ hồ, không có chọn lọc kỹ càng về ngôn ngữ, không định lượng được độ dài hay số lượng.

Câu chuyện hay câu truyện đúng chính tả

2. Cách dùng đúng chính tả tiếng Việt

Cách dùng từ “truyện” đúng chính tả tiếng Việt

- “Truyện” tồn tại ở dạng văn bản, dùng “truyện” khi liên quan đến những hoạt động đọc, viết, xem. Ví dụ: Viết truyện, đọc truyện tranh, xem truyện tranh,…

- "Truyện" thuộc lĩnh vực văn chương, thường cụ thể, chặt chẽ, có tính hệ thống, có tính chọn lọc về ngôn ngữ. Ví dụ: Truyện cổ tích, truyện tranh, truyện ngôn tình, truyện dài, truyện ngắn, truyện trinh thám, …

Ví dụ cụ thể:

"Dragon Ball" là một bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản.

Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì.

Tôi có ước mơ trở thành một tác giả viết truyện ngôn tình nổi tiếng.

Cách dùng từ truyện

Cách dùng từ “chuyện” đúng chính tả tiếng Việt

“Chuyện” được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau, những trường hợp không thể dùng “truyện” được thì sẽ dùng “chuyện”. Một số cách dùng từ “chuyện”:

- “Chuyện” chủ yếu tồn tại ở dạng ngôn ngữ nói, liên quan đến các hoạt động nói, kể, nghe, như trong: kể chuyện, nói chuyện, trò chuyện, buôn chuyện, hóng chuyện…

- Dùng “chuyện” khi nói về sự việc được kể lại. Ví dụ: chuyện cũ, câu chuyện lạ, kể chuyện cổ tích, chuyện lạ có thật, …

- “Chuyện” còn được hiểu là công việc nói chung chung. Ví dụ: lo chuyện học hành, chuyện gia đình,…

- “Chuyện” được dùng khi nhắc đến việc rắc rối nào đó. Ví dụ: có chuyện xảy ra, gây chuyện, có chuyện gì đó,…

- “Chuyện” nói về những câu chuyện đời thường, ở một lĩnh vực khác. Ví dụ: Chuyện vui, chuyện đời, chuyện tình, chuyện tầm phào,…

- “Chuyện” còn được dùng để chỉ điều đương nhiên, không có gì phải nói. Ví dụ: Chuyện! nhỏ đó xinh nhất trường mà ai không thích cho được; Chuyện! Còn phải nói; …

Cách dùng từ chuyện

Ví dụ cụ thể:

Mẹ thường xuyên kể chuyện cổ tích cho em trước khi đi ngủ.

Con còn nhỏ lo chuyện học hành đi, đừng dính vào yêu đương, chời bời.

Chắc có chuyện gì xảy ra nên Nam mới nghỉ học.

Chuyện tình Lan và Điệp là một câu chuyện tình lãng mạn và đầy trắc trở.

Như vậy trên đây ThuThuatPhanMem.vn đã chia sẻ với bạn cách phân biệt ý nghĩa của từ “chuyện” và từ “truyện”, cách dùng từ đúng chính tả tiếng Việt. Qua bài này bạn cũng đã biết “câu chuyện” là đúng chính tả tiếng Việt và “câu truyện” là viết sai chính tả. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về từ “chuyện” và từ “truyện”. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.

Viết bình luận