Trường bán công, dân lập, công lập là gì? So sánh các trường này

Hiện nay, các trường học trong hệ thống giáo dục Việt Nam được tổ chức theo 3 loại hình chính là công lập, dân lập và tư thục. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn về Trường bán công, dân lập, công lập là gì? So sánh các trường này.

Trường bán công, dân lập, công lập là gì - So sánh các trường này

1. Khái niệm của trường bán công

Trường bán công được biết đến như là một mô hình trường công lập vô cùng đặc biệt bởi đây chính là một mô hình trường học có sự tự chủ hơn so với mô hình trường công lập. Trường học theo mô hình bán công cũng sẽ được nhận tài trợ và sự đầu tư từ phía chính phủ nhưng trường sẽ được hoạt động một cách hoàn toàn độc lập với hệ thống trường công lập. Tức là các trường học theo mô hình bán công sẽ không bị giới hạn bởi các quy tắc truyền thống giống như các trường công lập thông thường khác, trường sẽ được linh hoạt hơn trong việc điều hành các loại hình hoạt động nhưng vẫn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với kết quả học tập của các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Trường bán công thường sẽ được thành lập và điều hành bởi phụ huynh, giáo viên hoặc được điều hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận… Trường học đầu tiên được xây dựng theo mô hình bán công là tại Minnesota vào năm 1992, sau đó mô hình trường học này cũng đã trở nên phổ biến và ngày nay có gần một triệu trẻ em đang theo học tại các các ngôi trường bán công.

2. Khái niệm của trường công lập

Trường công lập được hiểu theo một cách đơn giản nhất là một mô hình trường học do nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí và các cơ sở vật chất để có thể duy trì hoạt động giảng dạy. Bởi được đầu tư bởi nhà nước nên các trường học theo mô hình công lập sẽ được hoạt động theo sự chỉ đạo xuyên suốt của Bộ giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy tất cả các vấn đề có liên quan đến chương trình học, chế độ lương thưởng cho các giáo viên giảng dạy tại trường; khen thưởng và kỷ luật của các học sinh cũng như nhiều vấn đề khác nữa thì đều sẽ phải được thực hiện đúng theo những quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra.

Khái niệm của trường công lập

Tất cả các vấn đề có liên quan đến trường học có thể kể đến như là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...thì sẽ đều được thực hiện bằng các nguồn tài chính công do Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý. Cho nên mọi vấn đề có liên quan đến trường công lập đều sẽ đều do nhà nước quản lý để có thể đảm bảo đúng với các quy định mà Bộ giáo dục đưa ra.

3. Khái niệm của trường dân lập

Ngay từ chính cái tên gọi thì chúng ta đã có thể dễ dàng hiểu được thế nào là trường dân lập. Nếu như mô hình của trường công lập là trường học do nhà nước đứng ra để đầu tư và chịu sự quản lý giám sát của nhà nước thì mô hình trường dân lập được biết đến là những trường học do một cá nhân hoặc một tổ chức xã hội nào đó đứng ra để xin cấp phép xây dựng và nguồn vốn để xây dựng trường đều hoàn toàn do cá nhân hoặc tổ chức đó đứng ra để cung ứng chứ không nằm trong ngân sách của nhà nước.

Khái niệm của trường dân lập

Khác với mô hình của trường công lập thì trường dân lập về các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện tại, hoạt động ngoại khóa và nhiều hoạt động khác của trường thì đều sẽ là do nhà đầu tư hỗ trợ một phần và phần lớn sẽ là do các bậc phụ huynh trong trường đóng góp và ủng hộ thêm.

4. So sánh về trường bán công, dân lập, công lập

– Về cơ sở vật chất:

Về vấn đề cơ sở vật chất thì các trường học hoạt động theo mô hình dân lập sẽ có những cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại, khang trang, tân tiến hơn khá nhiều so với các mô hình trường công lập và trường bán công. Vì trường dân lập là mô hình trường học đã được thành lập bởi các tổ chức, cá nhân nên đa số ngân sách, kinh phí đều là do các nhà đầu tư, học phí của học sinh, sinh viên… là những nguồn ngoài ngân sách của nhà nước.

Ngược lại, đối với các mô hình trường bán công và trường công lập, mô hình này vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vốn của nhà nước, chính phủ nên mọi quá trình tu sửa, mua các trang thiết bị hoặc các vấn đề về nâng cấp cơ sở vật chất đều cần phải phụ thuộc và cần phải thông qua nhiều quá trình.

So sánh về trường bán công, dân lập, công lập

– Về chương trình đào tạo:

Về cơ bản thì các chương trình đào tạo của các trường học đều sẽ phải chấp hành và tuân thủ theo đúng chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra. Tuy nhiên thì những phương thức giảng dạy và cách truyền đạt bài học đến học sinh, sinh viên giữa các loại mô hình sẽ có sự khác nhau một cách rõ rệt.

+ Trường bán công: Trong thời gian gần đây bắt đầu có được sự đổi mới, cập nhật trong phương thức giảng dạy và tiếp cận được các học sinh một cách linh hoạt hơn.

+ Trường công lập: Chủ yếu giảng dạy theo phương pháp truyền thống với chương trình bám sát trong sách giáo khoa, ít có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, còn nhiều lý thuyết và có phần khá cứng nhắc.

+ Trường dân lập: Đa dạng trong chương trình học, đào tạo và các hoạt động ngoại khóa để có thể thu hút được các học sinh, phụ huynh. Trường dân lập thường sẽ hướng đến thực hành nhiều hơn so với giảng dạy lý thuyết. Đặc biệt, trong quá trình học có nhiều chương trình liên kết quốc tế, tạo ra những cơ hội nhận bằng song song ngay khi tốt nghiệp. Điều này cũng đã mở ra nhiều cơ hội làm việc khác nhau cho các bạn trẻ.

– Về học phí:

Nhờ vào sự hỗ trợ nguồn vốn của Nhà nước nên học phí tại các trường theo mô hình công lập thường sẽ tương đối thấp và phù hợp với hầu hết các bạn học sinh, sinh viên. Theo chiều hướng ngược lại thì mức học phí ở các trường dân lập sẽ khá cao, có thể sẽ cao gấp đôi hoặc nhiều lần so với các trường học công lập.

Nói chung, mức học phí của các trường bán công, trường công so với các trường theo mô hình dân lập sẽ thấp hơn khá nhiều bởi những trường học này sẽ có được sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước. Tùy thuộc vào mong muốn cũng như điều kiện kinh tế mà các bậc phụ huynh có thể đưa ra những sự lựa chọn phù hợp nhất cho học sinh.

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn về trường bán công, dân lập, công lập là gì? So sánh các trường này. Chúc bạn một ngày vui!

Viết bình luận