Thẻ ngân hàng ATM bị khóa? Nguyên nhân và cách xử lý nhanh nhất?

Thẻ ATM là một trong những vật dụng quen thuộc trong đời sống hiện nay. Thẻ ATM giúp cho các giao dịch ngân hàng của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều. Nhưng đến một ngày bạn gặp phải tình trạng thẻ ATM bị khóa mà không biết tại sao? Dưới đây là nguyên nhân và cách xử lý tốt nhất cho bạn!

Thẻ ngân hàng ATM bị khóa Nguyên nhân và cách xử lý nhanh nhất

1. Nguyên nhân thẻ ngân hàng ATM bị khóa?

Mỗi ngân hàng đều có chính sách cho dịch vụ thẻ ATM của họ, các quy định có thể khác nhau ở một vài điểm. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ thường gặp phải một số nguyên nhân dưới đây khiến cho thẻ ATM bị khóa:

  • Nhập sai mã PIN quá số lần cho phép: thông thường ngân hàng sẽ chỉ cho phép bạn nhập sai mã pin của thẻ tối đa 3 (hoặc 5) lần. Điều này nhằm bảo vệ thẻ của bạn trong trường hợp bị kẻ gian đánh cắp và mò mã PIN.
  • Thẻ ATM hết hạn: thẻ ATM dù là nội địa hay quốc tế thì đều có hạn sử dụng (5 - 7 năm). Bạn cần lưu ý điều này khi sử dụng thẻ và chú ý thay mới trước khi thẻ ngân hàng hết hạn.

Nguyên nhân thẻ ngân hàng ATM bị khóa

  • Thẻ lâu ngày không sử dụng: Nếu bạn không thực hiện giao dịch với thẻ ATM trong một thời gian dài (1 năm trở lên) thì thẻ sẽ có nguy cơ bị khóa.
  • Sử dụng ATM khác hệ thống, không liên kết với ngân hàng phát hành thẻ: khi bạn cố gắng sử dụng thẻ ở một ATM không được liên kết với ngân hàng thì bạn có thể bị khóa thẻ để đảm bảo an toàn thông tin.
  • Thẻ ATM bị lỗi: nếu thẻ ATM của bạn bị móp méo, hỏng băng từ,… mà vẫn cho vào cây để rút tiền thì có thể ngân hàng sẽ hiểu nhầm đó là hành động gian lận mà tiến hành khóa thẻ.
  • Một số nguyên nhân khách quan khác: Nếu thẻ ATM bị khoá không thuộc các nguyên nhân trên đây, thì có thể vấn đề nằm ở lỗi hệ thống ngân hàng, hoặc từ máy ATM. Trong một số trường hợp, ngân hàng nhận thấy thẻ của bị có dấu hiệu bị trộm, phát sát giao dịch bất thường thì hệ thống cũng tự động khóa thẻ.

Bạn cũng có thể tự mình gọi điện cho tổng đài ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình gọi điện cho tổng đài ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ sau khi thẻ bị mất, đánh cắp.

2. Cách xác định thẻ ngân hàng bị khóa

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn có phải thẻ ATM của mình bị khóa hay không, hãy thử qua một số cách dưới đây để kiểm tra:

  • Mở ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại, vào mục Dịch vụ Thẻ để kiểm tra tình trạng thẻ. Hệ thống sẽ thông báo cho bạn thẻ đang hoạt động bình thường hay đã bị khóa.
  • Mang thẻ trực tiếp tới quầy giao dịch của ngân hàng và yêu cầu nhân viên kiểm tra.
  • Đưa thẻ vào máy ATM hoặc POS thanh toán và thực hiện giao dịch bất kỳ. Nếu thẻ bị khóa thì bạn sẽ không thể thực hiện giao dịch được.

Cách xác định thẻ ngân hàng bị khóa

3. Cách xử lý khi thẻ ATM bị khóa

Khi xác định được thẻ ATM đã bị khóa, bạn cần phải đến ngân hàng để yêu cầu mở khóa thẻ để có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nếu bạn cần phải giao dịch gấp, bạn vẫn có thể thực hiện vì tài khoản ngân hàng vẫn hoạt động bình thường. Các dịch vụ như chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán online,… không phụ thuộc vào thẻ ATM, nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch này.

Để mở khóa thẻ ATM, bạn cần phải đến quầy giao dịch ngân hàng và thông báo với nhân viên về tình trạng thẻ bị khóa. Sau đó, họ sẽ hỗ trợ bạn mở khóa thẻ một cách nhanh chóng.

  • Bạn cần phải mang theo CMND/CCCD hoặc hộ chiếu tới quầy giao dịch để nhân viên đối chiếu, xác minh thông tin chủ tài khoản.
  • Bạn sẽ phải điền chính xác các thông tin vào mẫu đơn xin mở lại thẻ bị khóa.
  • Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành mở khóa thẻ cho bạn. Nếu nguyên nhân bị khóa là nhập sai mã PIN nhiều lần, bạn sẽ được cấp mã PIN mới.
  • Sau khi được mở khóa thẻ, bạn ra cây ATM và đổi mã PIN theo ý mình.

Cách xử lý khi thẻ ATM bị khóa

Kết

Hy vọng những thông tin trên đây đã cho bạn biết được nguyên nhân thẻ của bạn bị khóa và cách xử lý nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Viết bình luận