Cách ghi phong bì đám giỗ mà bạn phải biết - Viết phong bì đám giỗ chuẩn

Việc viết phong bì đám giỗ sao cho lịch sự và chuẩn mực không phải ai cũng biết. Bài viết này ThuThuatPhanMem.vn sẽ hướng dẫn cách ghi phong bì đám giỗ mà bạn phải biết.

Cách ghi phong bì đám giỗ mà bạn phải biết - Viết phong bì đám giỗ chuẩn

I. Ý nghĩa của việc ghi phong bì đám giỗ

Đối với người Việt Nam chúng ta, phong bì đã trở thành thứ thiết yếu trong các sự kiện cưới hỏi, đám giỗ, đám tang, mừng lễ, đại thọ,… Phong bì tại Việt Nam mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau chứ không phải mỗi ý nghĩa về mặt tài chính. Ý nghĩa phong bì tại Việt Nam xoay quanh những ý nghĩa lời chúc, lời chia sẻ, lời an ủi, biểu hiện tình cảm đối với gia chủ.

1. Nhắn gửi lời muốn nói

Vào những ngày đám, gia chủ thường xuyên phải bận bịu với rất nhiều công việc khác nhau nên có khi không thể ngồi nghe chuyện được của những người khách đến. Việc ghi phong bì đám giỗ giúp cho khách đến có thể viết ra được các suy nghĩ, tâm tư muốn nói của mình để gửi đến gia chủ trong những ngày giỗ, ngày cúng, ngày tưởng niệm… Bên cạnh đó, việc sử dụng phong bì cũng giúp gia chủ biết được đây là của ai, tránh nhầm lẫn với những người khác để sau này họ còn biết được để gửi lại, hoặc qua lại khi gia đình họ có đám có xá.

2. Chia sẻ tài chính

Chia sẻ tài chính

Việc tổ chức một sự kiện đám tang, đám giỗ, đám cưới, đám hỏi tại Việt Nam đòi hỏi rất nhiều chi phí. Một bữa cơm giỗ với số lượng khách đông cần nhiều vật phẩm cần thiết, các nghi lễ, mời khách, thuê bàn ghế, nấu cỗ,… Các chi phí này thường không đáng bao nhiêu nhưng khi cộng lại sẽ thành con số lớn. Việc chia sẻ tài chính cùng với gia chủ cũng giúp phần nào giảm bớt gánh nặng. Trong trường hợp bạn là con cháu, họ hàng trong gia đình thì chia sẻ tài chính cũng chính là một phần trách nhiệm để báo đáp công ơn với tổ tiên dòng họ.

3. Bày tỏ lòng tôn kính

Đưa phong bì không chỉ mang lại tài chính là còn là một lời chia buồn sâu sắc đến gia đình khi có người mất. Số tiền trong phong bì không phải là thứ quyết định mà là sự tình cảm, lòng thành tâm, kính trọng đến bậc trên đã mất. Khi bạn gửi phong bì cũng là cách bạn bày tỏ sự tôn trọng, quan tâm, chu đáo của mình đến gia chủ.

4. Đơn giản, dễ dàng sử dụng

Sự lựa chọn thay thế cho phong bì đó chính là các vật phẩm bày trí trên ban thờ như: Hoa quả, bánh kẹo, hương, vàng tiền,… Tuy nhiên, với người Việt Nam thì sự chu đáo được đặt lên hàng đầu, những vật phẩm cúng bái luôn được gia chủ bày trước nhiều ngày, sắp xếp chỉnh chu và đôi khi chật kín cả ban thờ nên nếu bạn có mua thêm cũng không có chỗ bày trên ban thờ. Vậy nên việc dùng phong bì nhỏ gọn, nhiều ý nghĩa thuận tiện hơn bao giờ hết.

II. Cách ghi phong bì đám giỗ chuẩn nhất cho người Việt Nam

Để có được cách ghi phong bì đám giỗ chuẩn thì chúng ta sẽ phải đi đến từng trường hợp khác nhau để có được cách viết chính xác nhất và phù hợp nhất. Với mỗi một hoàn cảnh, một vị thế cá nhân khác nhau thì phải cân nhắc trước khi viết sao cho phù hợp.

Đối với phần From (Người gửi) trên phong bì, chúng ta sẽ có một kiểu ghi chung duy nhất như sau:

  • Anh/ Chị/ Em/ Cô/ Dì/ Chú/ Bác/ Thím/ Mợ/ Bà/ Ông/ Cháu/ Chắt/… + Tên
  • Gia đình/ Dòng họ/… + Tên
  • Bạn + Tên
  • Tập thể/ Cơ quan/ Xí nghiệp/ Công Ty/ Doanh Nghiệp + Tên

1. Cách ghi phong bì đám giỗ họ hàng, gia đình

Về cách ghi phong bì, phần From (Người gửi) là phần dễ nhất và đơn giản nhất ai cũng có thể viết nhưng đến phần To (Người nhận) là phần đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất. Theo kinh nghiệm của những bậc cha ông chúng ta, để ghi được phong bì đám giỗ chuẩn cho họ hàng, gia đình thì phần người nhận sẽ được viết như sau:

  • Kính lễ hương hồn ông/bà/cô/chú/bác/anh/chị/… (dùng cho bậc ngang hàng hoặc bậc cao hơn)
  • Tưởng nhớ ông/bà/cô/chú/bác/anh/chị/em/cháu/chắt… (dùng cho bậc mọi cấp bậc trong gia đình)

Nội dung ghi trên phong bì phải rõ ràng, dễ đọc, viết to và đẹp để mọi người có thể nhìn thấy và đọc một cách nhanh chóng. Đối với những người nhỏ tuổi hơn, hoặc bậc thấp hơn trong gia đình thì bạn nên sử dụng “Tưởng nhớ” sẽ phù hợp hơn. Còn đối với những người có nhiều tuổi, bậc cao hơn, vai vế lớn hơn trong gia đình thì không có sự lựa chọn nào hay hơn “Kính lễ”.

Cách ghi phong bì đám giỗ họ hàng, gia đình

2. Cách ghi phong bì đám giỗ cho bạn bè, đồng nghiệp

Đối với phong bì đám giỗ bạn bè, đồng nghiệp thì việc ghi phong bì cũng có phần dễ hơn nhưng bạn vẫn phải chú ý để có được một phong bì chuẩn, không gây mất thiện cảm cũng như thiếu tôn trọng. Để ghi phần To (người nhận) trên phong bì đám giỗ cho bạn bè, đồng nghiệp bạn ghi như sau:

  • Thành kính kính giỗ!
  • Kính lễ ông/bà/anh/chị!
  • Kính hương ông/bà/anh/chị!

Lưu ý: Ông/ bà ở đây thuộc cách xưng hô chứ không phải cấp bậc – vai vế trong gia đình dòng họ. Tại Việt Nam, nhiều người vẫn sử dụng ông/bà làm cách xưng hô với bạn bè nên trường hợp này hoàn toàn đúng. Bên cạnh đó, việc sử dụng từ ông/bà cũng thể hiện sự thành kính, tôn trọng.

Trong trường hợp này, chúng ta còn sử dụng từ Hán Việt để viết và điều này khiến cho phong bì phù hợp hơn trong không gian, hoàn cảnh, mang đến tính lịch sự và ngắn gọn súc tích.

III. Lưu ý khi viết phong bì đám giỗ

Đám giỗ là ngày quan trọng với tất cả mọi người trong gia đình, do đó bạn hãy bỏ túi những lưu ý dưới đây để tránh gặp phải trường hợp “éo le” khiến mọi người phải dở khóc dở cười với chiếc phong bì của bạn nhé!

1. Chú ý hoàn cảnh

Trước khi viết phong bì đám giỗ, bạn phải xem hoàn cảnh cụ thể đó là người trong gia đình hay người ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng phải phân biệt rõ ràng đám hiếu hay ma chay vì điều này vô cùng quan trọng. Nếu là đám hiếu thì bạn không thể ghi “Thành kính phân ưu cùng gia quyến!”, “Kính viếng!” mà phải ghi “Kính hương!”, Kính giỗ”.

Chú ý hoàn cảnh khi viết phong bì đám giỗ

2. Lựa chọn phong bì đẹp

Phong bì đám giỗ cũng giống phong bì đám ma, càng đơn giản, càng ít màu sắc họa tiết càng tốt. Trong trường hợp bạn là doanh nghiệp, công ty,… có phong bì đồng bộ với thương hiệu thì có thể sử dụng trực tiếp phong bì của công ty, doanh nghiệp để gia chủ dễ dàng nhận ra.

3. Nội dung ngắn gọn, súc tích

Nội dung ngắn gọn, súc tích

Trên phong bì, bạn ghi càng đơn giản, càng ngắn gọn thì càng chuyên nghiệp và trảnh khỏi những phiền phức ngoài ý muốn. Vậy nên, nếu bạn có tâm tư gì thì hãy nói trực tiếp với gia chủ trên bàn trà uống nước mời khách thay vì viết hết lên trên phong bì.

Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm đã chia sẻ Cách ghi phong bì đám giỗ chuẩn nhất định bạn phải biết. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận