Các thế hệ của chip AMD từ trước tới nay

Intel và AMD là hai công ty lớn trong ngành chip xử lý dành cho máy tính. Nếu như bạn muốn có ý định sử dụng chip xử lý của AMD và muốn tìm hiểu về lịch sử của hãng chip này thì bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Các thế hệ của chip AMD từ trước tới nay

1. Dòng chip AMD kiến trúc x86

AMD K5: Là thế hệ chip xử lý kiến trúc x86 đầu tiên của AMD được phát hành vào năm 1995. Dựa trên nguyên mẫu vi xử lý AMD Am29k với bộ giải mã x86. Mặc dù có thiết kế tương đồng với đối thủ Intel – Pentium Pro nhưng hiệu năng trên AMD K5 vẫn vượt trội hơn Intel Pentium Pro.

AMD K5

AMD K6: phiên bản tiếp theo của chip xử lý AMD không dựa trên “người tiền nhiệm” K5 mà dựa vào mẫu CPU Nx686 đến từ hãng sản xuất NexGen sau khi được AMD mua lại. Trong “gia đình” vi xử lý AMD K6 thì AMD còn phát triển những phiên bản tiếp theo với những tên mã như sau:

- AMD K6-2 (Chompers/CXT); AMD K6-2+

- AMD K6-2-P (Mobile K6-2): dành cho laptop

- AMD K6-III (Sharptooth); AMD K6-III+; AMD K6-III-P

AMD K6

AMD K7 Athlon: Đây là mẫu chip có thiết kế hiện đại với kích thước nhỏ gọn, thiết kế chip của dòng này vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay. Trên model này thì AMD đã tách riêng L2-cache và đặt tên là cấu trúc mở rộng MMX. Một số tên mã phổ biến của dòng AMD K7 là:

- Athlon (Argon, Pluto/Orion, Thunderbird)

- Duron (Spitfire, Morgan, Applebred)

- Athlon MP (Palomino, Thoroughbred, Barton, Thorton)

- Mobile Athlon 4 (Corvette/Mobile Palomino)

- Athlon XP (Palomino, Thoroughbred (A/B), Barton, Thorton)

- Mobile Athlon XP (Mobile Palomino)

- Mobile Duron (Camaro/Mobile Morgan)

- Sempron (Thoroughbred, Thorton, Barton)

- Mobile Sempron

AMD K7

2. Dòng chip AMD kiến trúc x86 – x64

AMD K8: hay còn gọi là AMD Family 0Fh với thiết kế dựa trên K7 nhưng sử dụng cấu trúc hệ chip 64-bit ISA, tích hợp thêm trình điều khiển bộ nhớ, công nghệ HyperTransport (tăng băng thông, giảm độ trễ trên chip). L2 cache được nâng lên 1MB (tổng cộng 1128 KB), hỗ trợ SSE2, SSE3. Những mẫu chip K8 còn được biết đến với những mã sau:

- Opteron (SledgeHammer)
- Athlon 64 FX (SledgeHammer)
- Athlon 64 (ClawHammer/Newcastle)
- Mobile Athlon 64 (Newcastle)
- Athlon XP-M (Dublin)
- Sempron (Paris)
- Athlon 64 (Winchester)
- Turion 64 (Lancaster)
- Athlon 64 FX (San Diego)
- Athlon 64 (San Diego/Venice)
- Sempron (Palermo)
- Athlon 64 X2 (Manchester)
- Athlon 64 X2 (Toledo)
- Turion 64 X2 (Taylor)
- Athlon 64 X2 (Windsor)
- Athlon 64 X2 (Brisbane)
- Athlon 64 (Orleans)
- Sempron (Manila)
- Sempron (Sparta)
- Opteron (Santa Rosa)
- Opteron (Santa Ana)
- Mobile Sempron

AMD K8

AMD K9: Tên mã chip này vẫn còn là một điều bí ẩn và chưa từng được AMD công bố. Tên mã này từng được đặt cho phiên bản cải tiến của K8 nhưng sau đó bị huỷ bỏ và đổi lại tên mã mới.

AMD K10 (Family 10h): Hỗ trợ công nghệ AMD-V Nested Paging virtualization dành cho ảo hoá, nâng cấp HyperTransport từ 2.0 lên 3.0. Tên mã của dòng CPU Family 10h phổ biến với những tên gọi sau:

- Opteron (Barcelona)
- Phenom FX (Agena FX)
- Phenom X4 (Agena)
- Phenom X3 (Toliman)
- Athlon 6 (Kuma)
- Athlon 4 (Kuma)
- Athlon X2 (Rana)
- Sempron (Spica)
- Opteron (Budapest)
- Opteron (Shanghai)
- Opteron (Magny-Cours)
- Phenom II (X4, X6)
- Athlon II
- Turion II (Caspian)

AMD K10 (Family 10h)

AMD Family 11h: Là sự kết hợp giữa các thành phần trên AMD K8 và K10. Tên gọi các dòng này là Turion X2 Ultra và Puma (dành cho máy tính xách tay).

AMD Family 11h

AMD Fusion Family 12h: Đối với mẫu CPU với nhân đồ hoạ tích hợp được gọi là APU (nhân CPU K10 + nhân GPU Northbridge). Tên mã của dòng này là Llano AMD Fusion và ra mắt lần đầu vào năm 2011. Llano là tên gọi cho thiết kế mẫu còn Fusion là tên đặt cho thiết kế cuối cùng của dòng APU này.

AMD Fusion Family 12h

AMD Bobcat Family 14h: đây là dòng vi xử lý hướng tới tính tiết kiệm điện năng và tối ưu quá trình xử dụng pin dành cho laptop. Với mục tiêu sử dụng chỉ dao động từ 1W-10W, hai mã chip OntarioZacate là hai mã đầu tiên của dòng này. Những phiên bản kế nhiệm của nhân Bobcat là Jaguar Family 16hPuma Family 16h (thế hệ thứ 2).

AMD Bobcat Family 14h

AMD Bulldozer Family 15h: Tiếp nối sự thành công từ AMD K10 (10h), Bulldozer trải dài các model chip dành cho cả laptop lẫn desktop với hệ số tiêu thụ điện TDP dao động từ 10 – 220W, bổ sung các công nghệ mới như XOP, FMA4, CVT16. Tên mã chip đầu tiên của AMD BulldozerOrochi. Ngoài ra, những phiên bản tiếp theo của dòng này là:

- AMD Piledriver Family 15h (thế hệ thứ 2)
- AMD Steamroller Family 15h (thế hệ thứ 3)
- AMD Excavator Family 15h (thế hệ thứ 4)

AMD Bulldozer Family 15h

AMD Zen Family 17h: Kiến trúc nhân Zen của AMD là một trong những bước tiến lớn của AMD với sức mạnh và số nhân xử lý có thể coi là “vô địch”. Cấu trúc Zen được chia làm 3 dòng chính là Ryzen (dành cho Desktop và laptop), Threadripper (dành cho máy tính cấu hình cao với nhiều nhân, luồng), Epyc (dành cho máy chủ). Với hệ chip Ryzen thì AMD phân ra thành Ryzen 3,5,7,9 với hiệu năng và mức giá tăng dần. Với mã chip Ryzen APU tích hợp nhân đồ hoạ thì AMD đặt thêm kí hiệu G ở cạnh tên mã để người dùng nhận biết.

Các thế hệ chip kiến trúc Zen cho đến hiện nay là:

- AMD Zen+ Family 17h: thế hệ thứ 2 của kiến trúc Zen, sử dụng tiến trình lên tới 12nm để làm chip bán dẫn.

- AMD Zen 2 Family 17h: thế hệ tiếp theo sử dụng tiến trình 7nm giúp cho AMD có thể “nhồi” nhiều nhân CPU hơn. Đối thủ Intel hiện tại vẫn sử dụng tiến trình 10nm.

- AMD Zen 3 Family 19h: Thế hệ mới nhất của AMD được ra mắt vào tháng 11/2020 với nhiều nâng cấp và mạnh hơn so với Zen 2. Tất cả các chip kiến trúc Zen 3 vẫn được sản xuất trên tiến trình 7nm.

- AMD Zen 4: Thế hệ thứ 4 của kiến trúc Zen đang được AMD ấp ủ và dự kiến được sản xuất trên tiến trình 5nm, giúp cho sức mạnh và số nhân xử lý vượt trội hơn so với thế hệ trước.

AMD Zen Family 17h

Với những chia sẻ về các thế hệ chip của AMD, bạn đọc sẽ có những đánh giá tổng quát về các thế hệ chip của thương hiệu AMD và giúp bạn có thể lựa chọn cho chiếc PC tương lai với chip AMD phù hợp nhất. Chúc các bạn ngày mới tốt lành!

Viết bình luận