Lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

Đi kèm với sự phát triển kinh tế thì lạm phát luôn luôn đồng hành cùng sự phát triển đó. Vậy lạm phát là gì mà khi kinh tế phát triển nó luôn đi cùng và nguyên nhân nào dẫn tới lạm phát của 1 nền kinh tế. Bài viết dưới đây giải quyết những thắc mắc trên.

Lạm phát là gì Nguyên nhân dẫn tới lạm phát

1. Lạm phát là gì?

- Lạm phát chính là sự tăng giá một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ và sự mất giá trị của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác ở phạm vi nền kinh tế của một quốc gia hoặc trong phạm vi thị trường toàn cầu. Nói cách khác lạm phát chính là sự mất giá của đồng tiền. Khi mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng cao, trước đây 1 đơn vị tiền tệ có thể mua được nhưng khi lạm phát nhiều hơn 1 đơn vị tiền tệ mới mua được sản phẩm, hàng hóa đó.

- Lạm phát có 3 mức độ phát triển:

+ Lạm phát tự nhiên: Phạm vi từ 0 -> dưới 10%

+ Lạm phát phi mã: Từ 10% đến dưới 1000%

+ Siêu lạm phát: Trên 1000%

3 mức độ lạm phát

- Như vậy lạm phát tỉ lệ nghịch với sự phát triển của nền kinh tế do vậy bất kì quốc gia nào cũng mong muốn lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% đổ lại. Ví dụ một quốc gia 1 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10%, lạm phát 5%  tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự. Chứ nếu như lạm phát 10% thì sự tăng trưởng đó gần như bằng 0.

2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

- Lạm phát chính là sự mất giá của đơn vị tiền tệ hay chính là việc 1 đơn vị tiền tệ đó trao đổi được 1 số lượng hàng hóa ít hơn so với trước đó. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc trao đổi được ít hơn so với thời điểm trước đó? Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây:

2.1 Lạm phát do kéo cầu

Lạm phát do kéo cầu

- Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó được tăng cao => nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng => nguồn hàng khan hiếm => đẩy giá trị mặt hàng đó cao lên => cần nhiều đơn vị hàng hóa mới mua được mặt hàng đó => xảy ra lạm phát.

=> Như vậy lạm phát được tăng lên do nhu cầu tiêu dùng tăng được gọi là lạm phát kéo cầu.

2.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy

- Nền kinh tế của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi các chi phí của doanh nghiệp như tiền lương, nguyên vật liệu đầu vào, máy móc …tăng lên => tổng chi phí sản xuất ra một mặt hàng tăng => giá thành sản phẩm bán ra tăng cao => cần nhiều đơn vị tiền tệ mua mặt hàng đó => xảy ra lạm phát và đây gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

2.3 Lạm phát do cơ cấu

Lạm phát do cơ cấu

- Trong sự phát triển chung của ngành kinh tế, mỗi doanh nghiệp có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau. Cùng một thời điểm có thể doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh nhưng bên cạnh đó có doanh nghiệp kinh doanh gần như không hiệu quả. Nhưng theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế tiền công của người lao động được tăng theo nhưng một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả không đủ để tăng lương cho người lao động nhưng theo xu hướng chung bắt buộc họ phải tăng lương cho người lao động => để bù vào số tiền tăng lương cho người lao động => họ tăng giá thành sản phẩm bán ra để bù lại => xảy ra lạm phát và đây gọi lạm phát do cơ cấu.

2.4  Lạm phát do cầu thay đổi

Lạm phát do cầu thay đổi

- Khi thị trường giảm nhu cầu về một mặt hàng nào đó thì đồng nghĩa sẽ có một mặt hàng khác được đẩy lên với nhu cầu cao hơn => dẫn tới giá cả sẽ tăng. Nhưng mặt hàng mang tính chất độc quyền cung cấp thì mặc dù cầu giảm nhưng giá thành vẫn tăng không phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó cả những mặt hàng thì trường có nhu cầu lớn và gần như không có nhu cầu thì giá thành vẫn được tăng cao => khi đó xảy ra lạm phát, đây gọi là lạm phát do cầu thay đổi.

2.5 Lạm phát do tiền tệ

- Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng vì một số lý do như ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để giữ giá hoặc mua công trái điều này khiến cho lượng tiền lưu hành trong nước tăng cao => xảy ra lạm phát, được gọi là lạm phát do tiền tệ.

2.6 Lạm phát do xuất khẩu

- Khi xuất khẩu tăng đồng nghĩa với việc các mặt hàng trong nước sẽ dồn vào để xuất khẩu ra các nước khác => nguồn cung trong nước không đủ nhu cầu của người tiêu dùng vì tất cả dồn vào để xuất khẩu => gây ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong nước => khi xảy ra sự mất cân bằng này => lạm phát nảy sinh, đây gọi là lạm phát do xuất khẩu.

2.7 Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do nhập khẩu

- Khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng => tìm kiếm nguồn hàng các nước khác => yếu tố nhập khẩu tăng cao đi kèm là chi phí nhập khẩu thuế, giá cả tăng => giá trị sản phẩm đến tay người tiêu dùng được đội giá lên => lạm phát xuất hiện được gọi là lạm phát do nhập khẩu.

Như vậy có 7 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát.

3. Khi lạm phát tăng cao nó có ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế của quốc gia? Tại sao mức tăng lạm phát cao lại là mối đe dọa tới sự phát triển kinh tế?

Ảnh hưởng của lạm phát

- Lạm phát có thể ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế với giá trị lạm phát nằm trong ngưỡng từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển. Khi giá trị lạm phát nằm trong giới hạn thì lạm phát sẽ kích thích vay vốn đầu tư và tiêu dùng đồng thời giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. Lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế nếu điều tiết được lạm phát trong ngưỡng giới hạn thì lạm phát giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

- Ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế như sau:

+ Khi lạm phát xảy ra triền miên ảnh hưởng tới lãi suất vì lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao để ổn định lãi suất bắt buộc lãi suất danh nghĩa phải tăng theo => nền kinh tế bị suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

+ Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người lao động, khi lạm phát tăng cao đồng nghĩa với thu nhập của người lao động bị giảm đi.

+ Lạm phát sẽ giúp cho chính phủ được lợi do thuế thu nhập tăng theo nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng và thông thường lợi từ trong nước luôn luôn nhỏ hơn nhiều so với khoản nợ phải tri trả ngoài nước.

Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế

4. Khi xảy ra lạm phát cần làm gì để kiểm soát lạm phát tăng cao?

- Ngừng phát hành tiền trong lưu thông.

- Tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc với lượng tiền trong các ngân hàng.

- Nâng cao lãi suất tiền gửi để giảm mạnh lượng tiền lưu thông.

- Ngân sách giảm chi.

- Áp dụng thuế với mức giá cao hơn.

Như vậy ThuThuatPhanMem.vn đã giúp các bạn hiểu rõ về lạm phát, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng như hướng khắc phục. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận