Danh sách các quốc gia châu Âu cập nhật mới nhất

Châu Âu là một lục địa rất lớn trên thế giới và bao gồm rất nhiều quốc gia. Xét về dân số nó là lục địa đông dân thứ tư trên thế giới ngay sau Châu Á. Tại Việt Nam, Châu Âu còn được biết đến với cái tên "Lục Địa Già". Với một diện tích rộng lớn như vậy các bạn chắc hẳn sẽ từng có thắc mắc Châu Âu bao gồm những quốc gia nào. Trong bài viết này, ThuThuatPhanMem.vn sẽ tổng hợp danh sách của các quốc gia trên Châu Âu.

Các nước châu Âu

1. Các quốc gia Châu Âu phân chia theo diện tích chiếm giữ

Có tất cả 51 quốc gia trên vùng lãnh thổ Châu Âu. Mỗi quốc gia đều chiếm lĩnh một vùng diện tích nhất định.

STT

Quốc gia và Vùng lãnh thổ

Diện tích (Km2)

1

 Đức

357.114

2

 Pháp

674.843

3

 Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

242.900

4

 Italy

301.336

5

 Tây Ban Nha

505.992

6

 Hà Lan

37.354

7

 Bỉ

30.528

8

 Ba Lan

312.685

9

 Đan Mạch

43.094

10

 Phần Lan

338.149

11

 Na Uy

323.802

12

 Thụy Điển

449.694

13

 Hy Lạp

131.959

14

 Ireland

70.273

15

 Iceland

103.000

16

 Bồ Đào Nha

92.090

17

 Nga

198.242

18

 Monaco

1,95 - 2.02

19

 Luxembourg

2.586

20

 Liechtenstein

160

21

 San Marino

61

22

 Andorra

468

23

 Belarus

207.600

24

 Ukraine

603.500

25

 Romania

238.391

26

 Bulgaria

110.879

27

 Hungary

93.028

28

 Croatia

56.594

29

 Moldova

33.843

30

 Cộng hòa Séc

78.866

31

 Slovakia

49.035

32

 Slovenia

20.273

33

 Bosnia và Herzegovina

51.209

34

 Cộng hòa Macedonia

25.713

35

 Montenegro

13.812

36

 Malta

316

37

 Albania

28.748

38

 Áo

83.858

39

 Thụy Sĩ

41.284

40

 Quần đảo Faroe

1.393

41

 Jersey

116

42

 Estonia

45.227

43

 Latvia

64.559

44

 Lithuania

65.300

45

 Serbia

88.361

46

 Svalbard and Jan Mayen

62.422

47

 Gibraltar

6.0

48

 Kosovo

10.887

49

 Transnistria

4.163

50

  Vatican

0,44

51

 Guernsey

77

Bản đồ châu Âu

2. Các quốc gia Châu Âu phân chia theo khu vực lãnh thổ

Nếu phân chia các nước này theo khu vực lãnh thổ Đông Tây Nam Bắc ta sẽ có các vị trí như sau:

2.1. Các nước Bắc Âu

  • Estonia
    Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Latvia về phía nam, giáp với vịnh Phần Lan về phía bắc và giáp với biển Baltic về phía tây.
  • Anh
    Anh là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Quốc gia này có biên giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây. Biển Ireland nằm về phía tây bắc và biển Celtic nằm về phía tây nam của Anh. Anh tách biệt khỏi châu Âu lục địa qua biển Bắc về phía đông và eo biển Manche về phía nam. Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh và chiếm khoảng 5/8 diện tích của đảo; ngoài ra còn có trên 100 đảo nhỏ.
  • Đan Mạch
    Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Nordic, nằm phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy và giáp với Đức về phía Nam. Đan Mạch giáp cả biển Baltic và biển Bắc. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn, Jutland (Jylland) và nhiều đảo, được biết đến nhiều nhất là Zealand (Sjælland), Funen (Fyn), Vendsyssel-Thy, Lolland, Falster, Bornholm, và hàng trăm đảo nhỏ thường được gọi là quần đảo Đan Mạch. Đan Mạch từ lâu đã kiểm soát cửa ngõ vào biển Baltic. Trước khi có kênh đào Kiel, nước chảy vào biển Baltic qua ba eo biển được gọi là những eo biển Đan Mạch.
  • Iceland
    Iceland hay Băng Đảo, là một đảo quốc thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa đại nghị. Đây là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới; tính đến cuối năm 2015, dân số Iceland là 330.823 người, với mật độ dân số 0,31 người/km².
  • Latvia
    Latvia tên chính thức là Cộng hòa Latvia (tiếng Latvia: Latvijas Republika) là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực châu Âu. Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Latvia là 2.259.810 người, mật độ dân số khoảng 36 người/km². Các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.
  • Lithuania
    Litva tên chính thức là Cộng hòa Litva (tiếng Litva: Lietuvos Respublika) là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Theo sự phân chia của Liên Hiệp Quốc, Litva được xếp vào nhóm Bắc Âu. Litva giáp với Latvia về phía bắc, giáp với Belarus về phía đông nam, giáp với Ba Lan và tỉnh Kaliningrad thuộc Liên bang Nga về phía tây nam và giáp với biển Baltic về phía tây. Địa hình của Litva khá bằng phẳng và thấp, không có điểm nào có độ cao vượt quá 300 mét. Khí hậu của nước này tương đối ôn hòa. Đất nước Litva có rất nhiều rừng cây, sông suối và một nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ.
  • Na Uy
    Na Uy tên chính thức là Vương quốc Na Uy, là một quốc gia Bắc Âu nằm ở Tây Bắc Châu Âu có lãnh thổ bao gồm phần phía tây và cực bắc của Bán đảo Scandinavi ; hòn đảo xa xôi Jan Mayen và quần đảo Svalbard cũng là một phần của Vương quốc Na Uy. Đảo Peter I ở Nam Cực và Đảo Bouvet ở Nam Cực là những lãnh thổ phụ thuộc và do đó không được coi là một phần của vương quốc. Na Uy cũng đưa ra những yêu sách lãnh thổ đối với một phần của Nam Cực được gọi là Queen Maud Land.
  • Phần Lan
    Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomi, tiếng Thụy Điển: Finland), tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland) là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Phần Lan giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Phần Lan là Helsinki.
  • Thụy Điển
    Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

2.2. Các nước Đông Âu

  • Moldova
    Moldova tên chính thức Cộng hoà Moldova (Republica Moldova) là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở Đông Âu, giữa România ở phía tây và Ukraina ở phía bắc, đông và nam.
  • Belarus
    Belarus chính thể hiện tại là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь) là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, và Latvia và Litva ở phía Tây Bắc. Thủ đô hiện tại của Belarus là Minsk; với các thành phố lớn khác bao gồm Brest, Grodno (Hrodna), Gomel (Homiel), Mogilev (Mahilyow) và Vitebsk (Vitsebsk). Chỉ có 40% diện tích 207.595 km² (80.200 dặm vuông) của đất nước này là rừng, và các ngành kinh tế nổi trội của đất nước này là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.
  • Ba Lan
    Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.
  • Bulgaria
  • Cộng hòa Séc
    Séc (tiếng Séc: Česko), tên chính thức là Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika, Về âm thanh nàyphát âm (trợ giúp·thông tin)), là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và là nước không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Praha, với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc hiện nay cũng là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Nhóm Visegrád.
  • Hungary
    Hungary (tiếng Hungary: Magyarország) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, România về phía đông và Ukraina về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như OECD, NATO, Liên minh châu Âu và Hiệp ước Schengen. Ngôn ngữ chính thức tại Hungary là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar - một ngôn ngữ thuộc nhóm Finn-Ugria có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Tiếng Hungary là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
  • Nga
    Nga là nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,098,246 km² (6,601,670 mi²), Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 144,5 triệu người (ước lượng năm 2015). Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 25% tức là 1/4 lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
  • Romania
    Romania (tiếng Romania: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Ru-ma-ni theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km². România giáp với Ukraina và Moldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hungary về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bulgaria về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông. Nước này nằm trên phần lớn diện tích của đồng bằng sông Danube.
  • Slovakia
    Cộng hòa Slovakia là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Thành phố lớn nhất đồng thời là thủ đô là Bratislava. Slovakia là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, NATO, UN, OECD, WTO, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác. Slovakia từng là một phần của Tiệp Khắc cho đến năm 1993 thì độc lập.
  • Ukraine
    Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu. Ukraina giáp với Liên bang Nga về phía Đông, giáp với Belarus về phía Bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía Tây, giáp với Rumani và Moldova về phía Tây Nam và giáp với biển Đen và biển Azov về phía Nam. Thành phố Kiev là thủ đô của Ukraina.

2.3. Các nước Nam Âu

  • Hy Lạp
    Hy Lạp tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp, là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Dân số Hy Lạp năm 2015 xấp xỉ 10,955 triệu người.
  • Albania
    Albania, tên chính thức Cộng hoà Albania là một quốc gia tại Đông Nam Âu. Nước này giáp biên giới với Montenegro ở phía bắc, Serbia ở phía đông bắc, Cộng hoà Macedonia ở phía đông, và Hy Lạp ở phía nam. Nước này có bờ Biển Adriatic ở phía tây và bờ Biển Ionia ở phía tây nam. Albania là một ứng cử viên tiềm năng trở thành thành viên trong Liên minh châu Âu và NATO.
  • Andorra
    Andorra gọi chính thức là Thân vương quốc Andorra (tiếng Catalunya: Principat d'Andorra), cũng dịch thành Công quốc Andorra, là một quốc gia nội lục có diện tích nhỏ tại Tây Nam Âu. Andorra nằm tại phần phía đông của dãy núi Pyrénées, có biên giới với Tây Ban Nha và Pháp. Quốc gia này được thành lập theo một hiến chương vào năm 988, chính thể thân vương quốc hiện nay được thành lập vào năm 1278. Quốc gia này do hai thân vương cùng cai trị: Giám mục của giáo xứ Urgell tại Tây Ban Nha và Tổng thống Pháp.
  • Bồ Đào Nha
    Bồ Đào Nha, tên chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha, là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc Bồ Đào Nha.
  • Bosnia và Herzegovina
    Bosna và Hercegovina là một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên Bán đảo Balkan. Nước này giáp biên giới với Croatia ở phía bắc, tây và nam, Serbia ở phía đông, và Montenegro ở phía nam, Bosna và Hercegovina là một quốc gia hầu như nằm kín trong lục địa, ngoại trừ 26 kilômét bờ Biển Adriatic, tại trên thị trấn Neum. Vùng nội địa là núi non ở trung tâm và phía nam, đồi ở phía tây bắc và bằng phẳng ở phía đông bắc. Bosna là vùng địa lý lớn nhất của nhà nước hiện đại với khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, có tuyết. Hercegovina nhỏ hơn ở mũi cực nam đất nước, với khí hậu và địa hình Địa Trung Hải. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bosna và Hercegovina rất phong phú.
  • Croatia
    Croatia tên chính thức Cộng hòa Croatia (tiếng Croatia: Republika Hrvatska Về âm thanh nàynghe (trợ giúp·thông tin)), là một quốc gia nằm ở ngã tư của Trung và Đông Nam Âu, giáp Biển Adriatic. Thủ đô Zagreb tạo thành một trong những phân khu chính của đất nước, cùng với hai mươi quận. Croatia có diện tích 56.594 kilômét vuông (21.851 dặm vuông) và dân số 4.280.000, hầu hết dân số là người Công giáo La Mã.
  • Bắc Macedonia
    Bắc Macedonia tên chính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia (tiếng Macedonia: Република Северна Македонија, chuyển tự: Republika Severna Makedonija) là một quốc gia thuộc khu vực đông nam châu Âu. Nước Cộng hòa Bắc Macedonia giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bulgaria về phía đông. Dân số của nước này khoảng 2 triệu người.
  • Malta
    Malta tên chính thức Cộng hòa Malta, là một đảo quốc Nam Âu, gồm một quần đảo ở Địa Trung Hải. Nó tọa lạc ở vị trí 80 km (50 mi) về phía nam của Ý, 284 km (176 mi) về phía đông của Tunisia, và 333 km (207 mi) về phía bắc của Libya. Quốc gia này chỉ có diện tích 316 km2 (122 sq mi), với dân số khoảng 450.000 người, khiến nó trở thành một trong những quốc gia nhỏ nhất, và vào loại có mật độ dân cư dày nhất. Thủ đô của Malta, Valletta, với diện tích 0.8 km2, là thủ đô nhỏ nhất trong Liên minh châu Âu. Malta có hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Malta và tiếng Anh.
  • Montenegro
    Cộng hòa Montenegro là một quốc gia tại miền đông nam châu Âu. Nước này giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và cuối cùng là Albania về phía đông nam. Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi với cái tên là Prijestonica (Пријестоница), có nghĩa là Thành phố Thủ đô Hoàng gia.
  • San Marino
    San Marino, có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino (tiếng Ý: Serenissima Repubblica di San Marino), là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Ý.
  • Serbia
    Serbia - tên chính thức là Cộng hòa Serbia, là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực đông nam châu Âu. Serbia nằm trên phần phía nam của đồng bằng Pannonia và phần trung tâm của bán đảo Balkan. Địa hình phía bắc nước này chủ yếu là đồng bằng còn phía nam lại nhiều đồi núi. Serbia giáp với Hungary về phía bắc; România và Bulgaria về phía đông; Albania và Cộng hòa Macedonia về phía nam; và cuối cùng giáp với Montenegro, Croatia và Bosna và Hercegovina về phía tây. Tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của nước này là 10.150.265 người.
  • Slovenia
    Slovenia tên chính thức là Cộng hòa Slovenia, là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu. Slovenia giáp với Ý về phía tây, giáp với Áo về phía bắc, giáp với Hungary về phía đông bắc, giáp với Croatia về phía đông và phía nam. Ngoài ra Slovenia còn tiếp giáp với biển Adriatic về phía tây nam. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Slovenia là Ljubljana. Slovenia là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ và ít dân. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Slovenia là 2.009.245 người.
  • Tây Ban Nha
    Tây Ban Nha gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Reino de España), là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía tây nam châu Âu. Phần đại lục của Tây Ban Nha giáp với Địa Trung Hải về phía đông và phía nam, giáp với vịnh Biscay cùng Pháp và Andorra về phía bắc và đông bắc; còn phía tây và tây bắc giáp với Bồ Đào Nha và Đại Tây Dương. Tây Ban Nha có biên giới với Maroc thông qua các lãnh thổ nhỏ của nước này trên lục địa châu Phi, khoảng 5% dân số Tây Ban Nha sống tại các lãnh thổ thuộc châu Phi của nước này, hầu hết là tại quần đảo Canaria. Tây Ban Nha có diện tích 505.990 km², là quốc gia rộng lớn nhất tại Nam Âu, và đứng thứ nhì tại Tây Âu và Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha là quốc gia đông dân thứ sáu tại châu Âu, và đứng thứ năm trong Liên minh châu Âu. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha là Madrid; các khu vực đô thị lớn khác gồm Barcelona, Valencia, Sevilla, Bilbao và Málaga.
  • Thành Vatican
    Thành Vatican, tên chính thức: Thành quốc Vatican (tiếng Ý: Stato della Città del Vaticano; tiếng Latinh: Status Civitatis Vaticanae) là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, Ý. Với diện tích khoảng 44 hécta (110 mẫu Anh), và dân số khoảng 1000 người,[1] khiến Vatican được quốc tế công nhận là thành phố, quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số.
  • Ý
    Ý hay Italia, tên chính thức: Cộng hoà Ý là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicily và Sardegna. Dãy Alpes/Alpi giới hạn phần lục địa phía bắc của Ý, tạo thành biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Vatican nằm lọt trong nước cộng hoà. Ý có diện tích là 301.338 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải. Do hình dạng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt khoảng 61 triệu người, là quốc gia đông dân thứ tư trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng đô thị lớn khác là Milano, Napoli, Torino.

2.4. Các nước Tây Âu

  • Áo
    Áo tên chính thức là Cộng hòa Áo (tiếng Đức: Republik Österreich), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp biển với hơn 8,7 triệu người dân tại Trung Âu. Nó tiếp giáp với Cộng hòa Séc và Đức về phía bắc, Hungary và Slovakia về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, và Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây. Lãnh thổ của Áo bao phủ diện tích 83.879 km2 (32.386 sq mi). Địa hình rất nhiều núi, nằm trong dãy Anpơ; chỉ 32% của quốc gia nằm dưới 500 m (1.640 ft), và điểm cao nhất là 3.798 m (12.461 ft). Phần lớn dân số nói phương ngữ Bavaria của tiếng Đức làm tiếng bản địa, và tiếng Đức trong dạng tiêu chuẩn là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Các ngôn ngữ chính thức khác là tiếng Hungaria, tiếng Burgenland Croatia, và tiếng Slovenia.
  • Bỉ
    Bỉ, tên chính thức là Vương quốc Bỉ, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Âu. Bỉ có biên giới với Pháp, Hà Lan, Đức, Luxembourg, và có bờ biển ven biển Bắc. Đây là một quốc gia có diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, dân số khoảng 11 triệu người. Bỉ thuộc cả hai vùng văn hoá châu Âu German và châu Âu Latinh, với hai nhóm ngôn ngữ chính: Tiếng Hà Lan hầu hết được nói tại cộng đồng người Vlaanderen, đây là bản ngữ của 59% dân số; tiếng Pháp hầu hết được nói trong cư dân vùng Wallonie và là bản ngữ của khoảng 40% dân số; ngoài ra có khoảng 1% dân số là người nói tiếng Đức.
  • Đức
    Đức tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức, là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu. Liên bang bao gồm 16 bang, diện tích là 357.021 km² và có khí hậu theo mùa phần lớn là ôn hòa. Dân số của Đức vào khoảng 82 triệu, là quốc gia thành viên đông dân nhất trong Liên minh châu Âu. Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ nhì thế giới, sau Hoa Kỳ theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf.
  • Hà Lan
    Hà Lan là một quốc gia tại Tây Âu. Đây là quốc gia cấu thành chủ yếu của Vương quốc Hà Lan, và còn bao gồm ba lãnh thổ đảo tại Caribe (Bonaire, Sint Eustatius và Saba). Phần thuộc châu Âu của Hà Lan gồm có 12 tỉnh, giáp với Đức về phía đông, Bỉ về phía nam, và biển Bắc về phía tây bắc; có biên giới hàng hải với Bỉ, Anh và Đức. Năm thành phố lớn nhất của Hà Lan là Amsterdam, Rotterdam, Den Haag (La Haye), Utrecht và Eindhoven. Amsterdam là thành phố thủ đô, song trụ sở của nghị viện và chính phủ đặt tại Den Haag. Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất châu Âu và là cảng lớn nhất bên ngoài Đông Á.
  • Liechtenstein
    Liechtenstein tên chính thức Thân vương quốc Liechtenstein (tiếng Đức: Fürstentum Liechtenstein), là một quốc gia vùng Alps nhỏ bao quanh bởi các nước không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Thụy Sĩ ở phía tây và Áo ở phía đông, có thủ đô là Vaduz, thành phố lớn nhất là Schaan. Liechtenstein có tổng sản phẩm quốc nội GDP trên đầu người cao nhất thế giới khi được điều chỉnh bởi sức mua tương đương và có nợ nước ngoài thấp nhất thế giới. Liechtenstein cũng có tỉ lệ thất nghiệp thấp thứ nhì thế giới là 1,5% (thấp nhất là Monaco).
  • Luxembourg
    Luxembourg (phiên âm: Lúc-xăm-bua), tên đầy đủ là Đại công quốc Luxembourg (tiếng Luxembourg: Groussherzogtum Lëtzebuerg; tiếng Pháp: Grand-Duché de Luxembourg; tiếng Đức: Großherzogtum Luxemburg), là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức.
  • Monaco
    Monaco, tên chính thức là Thân vương quốc Monaco (tên gọi tiếng Việt phổ biến nhưng không chính xác: Công quốc Monaco, tiếng Pháp: Principauté de Monaco; Tiếng Monaco: Principatu de Múnegu; tiếng Ý: Principato di Monaco; tiếng Occitan: Principat de Mónegue), là một quốc gia-thành phố có chủ quyền tại châu Âu. Monaco có ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải và trung tâm của công quốc cách nước Ý khoảng 16 km (9,9 dặm). Diện tích của Monaco là 1,98 km² (0,76 mi²) và dân số năm 2011 là 35.986 người. Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới bình quân đầu người là 215.163 Đô la Mỹ và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Monaco cũng có tuổi thọ cao nhất thế giới với con số 90, và là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco là 2,05 km² (0,79 mi²).
  • Pháp
    Pháp tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française; [ʁepyblik fʁɑ̃sɛz]), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến tháng 1 năm 2017 là gần 67 triệu người.[2] Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.
  • Thụy Sĩ
    Thụy Sĩ (hay còn gọi là Thụy Sỹ), tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang. Quốc gia này nằm tại Tây – Trung Âu, có biên giới với Ý về phía nam, với Pháp về phía tây, với Đức về phía bắc, và với Áo cùng Liechtenstein về phía đông. Thụy Sĩ là quốc gia không giáp biển, có tổng diện tích 41.285 km² và về địa lý bao gồm dãy Alps, cao nguyên Thụy Sĩ và dãy Jura. Mặc dù dãy Alps chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ quốc gia, song khoảng 8 triệu dân Thụy Sĩ hầu hết tập trung tại khu vực cao nguyên. Các thành phố lớn nhất toàn quốc cũng nằm tại khu vực cao nguyên, trong đó có hai thành phố toàn cầu và trung tâm kinh tế là Zurich và Geneva.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của ThuThuatPhanMem.vn chúng tôi vềh Danh sách các quốc gia Châu Âu cập nhật mới nhất trên thế giới. Chúc các bạn tiếp thu thêm được nhiều kiến thức thú vị.

Viết bình luận