Cách chơi "Ô ăn quan"

Tuổi thơ các bậc phụ huynh có lẽ đã trở lên quen thuộc đối với những trò chơi dân gian. Một trong những trò chơi rèn luyện tính kiên trì, khả năng tính toán được cả người lớn và trẻ em yêu thích phải kể đến trò chơi "Ô ăn quan". Trong bài viết này ThuThuatPhanMem sẽ nhắc lại cách chơi Ô ăn quan để các bạn có thể nhớ lại và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình mình nhé.

Cách chơi Ô ăn quan

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Chuẩn bị trước khi chơi Ô ăn quan

Bàn chơi: Người chơi cần vẽ bàn chơi trên một mặt phẳng, có thể là trên nền đất, trên nền xi măng, … Bàn chơi là một hình chữ nhật, chia thành 10 ô vuông, mỗi bên gồm 5 ô đối xứng nhau. Ở hai đầu của hình chữ nhật, vẽ hai hình vòng cung, 2 ô này được gọi là ô quan, các ô còn lại được gọi là ô dân.

Quân chơi: Người chơi có thể chuẩn bị quân chơi bằng các chất liệu khác nhau như sỏi, đá, … có kích thước vừa phải. Tổng số quân là 52 quân, trong đó 50 quân có kích thước như nhau và 2 quân có kích thước lớn hơn để dễ dàng phân biệt.

Bố trí quân chơi: Người chơi sẽ chia đều 50 quân vào 10 ô dân, tương ứng mỗi ô 5 quân. 2 quân có kích thước lớn hơn sẽ được đặt vào 2 ô quan ở 2 đầu.

Người chơi: Trò chơi này dành cho 2 người, số lượng người chơi lớn hơn có thể chia thành nhiều cặp hoặc sẽ đứng bên ngoài cổ vũ, nếu người chơi nào thua sẽ vào thế chân. Ô vuông ở cùng phía với người chơi và ô quan ở bên phía tay phải ở phía ai, sẽ thuộc quyền kiểm soát của người đó.

2. Luật chơi

Người chơi sẽ thay phiên nhau đi quân. Trong lượt đi của mình, mỗi người chơi cần phải suy nghĩ di chuyển dân theo hướng nào, di dân ở ô nào thì ăn được dân cũng như quan của đối phương nhiều nhất.

Trò chơi sẽ kết thúc nếu quan của hai bên bị ăn mất. Trong trường hợp này, nếu dân vẫn còn thì dân ở bên phía người nào thì người ấy thu về và bắt đầu tính điểm. Điểm sẽ được tính bằng cách,1 dân tương ứng với 1 điểm, 1 quan sẽ bằng 10 dân. Người thắng cuộc là người có tổng điểm cao hơn.

3. Cách chơi

Bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì đê xác định lượt chơi của mình. Người chơi sẽ chọn một ô dân bất kỳ trong 5 ô thuộc phía mình, lấy toàn bộ quân và rải lần lượt mỗi nhà một quân theo chiều xuôi hay ngược kim đồng hồ đều được. Tùy thuộc vào người chơi.

Bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì đê xác định lượt chơi của mình

Khi rải hết quân cuối cùng, người chơi sẽ tiếp tục bốc quân ở ô kế tiếp và tiếp tục rải theo chiều đang rải. Nếu ô đó là quan, chỉ được phép lấy 1 quân để rải. Cứ tiếp tục như thế.

Đến khi rải đến viên cuối cùng mà ô bên cạnh đó là một ô trống rồi đến một ô có quân, người chơi sẽ được phép ăn quân ở ô đó. Nếu liền sau ô có quân đã ăn lại là một ô trống (không phân biệt quan, dân) rồi đến một ô chứa quân nữa, thì người chơi được phép ăn tiếp các quân ở ô này. Những quân đã ăn được, người chơi sẽ để gọn vào lòng bên phía mình để hết ván tính điểm.

Đến khi rải đến viên cuối cùng mà ô bên cạnh đó là một ô trống rồi đến một ô có quân, người chơi sẽ được phép ăn quân ở ô đó

Trong trường hợp, khi đã rải hết quân mà hai ô liên tiếp đều là ô trống hoặc là ô quan không có dân, thì người chơi sẽ bị mất lượt. Lượt chơi sẽ được chuyển cho đối thủ.

Cứ như vậy, người chơi sẽ lần lượt thay phiên nhau đi quân. Nếu trong lượt đi của người chơi nào mà cả 5 ô thuộc quyền kiểm soát của người chơi đó đều không có quân thì người chơi đó sẽ phải dùng 5 quân đã ăn được đặt vào 5 ô dân tương ứng (mỗi ô 1 viên). Nếu người chơi không đủ 5 quân, phải vay đối phương và trả lại khi tính điểm.  Khi vay, người chơi phải thỏa thuận về cách trả nợ. Ví dụ bán một ô nhà lấy 20 - 30 quân.

Trò chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết hay bán hết nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết những vẫn còn quân trong ô vuông thì quân thuộc ô dân phía bên nào thì bên ấy được thu về. Người thắng cuộc là người có số quân nhiều hơn, quan sẽ được quy đổi bằng 10 quân.

4. Lưu ý khi chơi

Trong quá trình chơi, để tránh trường hợp trò chơi kết thúc sớm, và tăng tính hấp dẫn cho trò chơi, người chơi có thể quy định như sau: Nếu ô quan có ít quân (số quân nhỏ hơn 5) thì sẽ được gọi là quan non, khi ấy người chơi sẽ không được ăn mà sẽ bị coi là mất lượt. Lượt chơi sẽ được nhường cho đối thủ.
Trước khi chơi, người chơi phải thỏa thuận trước về luật chơi tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là cách chơi trò chơi Ô ăn quan truyền thống giúp người chơi phát triển khả năng tư duy, tính toán. Chúc các bạn tham gia chơi vui vẻ!!!

Viết bình luận