Run as Administrator là gì? Hướng dẫn các chạy bằng quyền Administrator

Khi các bạn xem những hướng dẫn sử dụng các phần mềm khác nhau trên Windows 10 thì chắc chắn các bạn sẽ hay gặp cụm từ "Run as Administrator". Vậy liệu các bạn có biết Run as Administrator là gì hay không? Chúng có ý nghĩa như nào trên hệ thống máy tính của các bạn và điều đó ảnh hưởng như nào? Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Run as Administrator và cách chạy ứng dụng với quyền Run as Administrator.

Run as Administrator là gì Hướng dẫn cách chạy bằng quyền Administrator

1. Run as Administrator là gì?

Về bản chất, trên hệ điều hành Windows của chúng ta được chia ra rất nhiều tài khoản cho mọi người sử dụng và chỉ có tài khoản Administrator là tài khoản tối cao nhất – nắm mọi quyền thay đổi trên Windows. Nó cũng giống như việc: Administrator là chìa khóa chủ của một ngôi nhà và các tài khoản User chính là chìa khóa phòng trong ngôi nhà đó. Nếu như không được cấp quyền Administrator thì các tài khoản User chỉ sử dụng được các tài nguyên có trong căn phòng đó thôi, còn tài khoản Administrator có quyền can thiệp sâu hơn vào mọi nội dung có trong ngôi nhà đó. Các nội dung mà quyền Administrator có thể can thiệp vào là: bảo mật, dữ liệu, cài đặt phần mềm, truy cập được các file trên máy tính, truy cập được các engine đồ họa, âm thanh khác nhau…

Administrator là chìa khóa chủ của một ngôi nhà và các tài khoản User chính là chìa khóa phòng trong ngôi nhà đó

Khi các bạn chạy các ứng dụng ở trên các tài khoản User thì các ứng dụng đó chỉ có quyền sử dụng những tài nguyên mà tải khoản User đó được cấp phép từ Administrator. Chính vì điều đó mà khi các ứng dụng phát sinh các file hoặc cần các file có trong hệ thống để hoạt động thì chúng sẽ không tìm thấy và không sử dụng được gây ra lỗi. Khi chạy với quyền Administrator thì các ứng dụng tự do, thoải mái sử dụng nguồn tài nguyên trên Windows 10 để chúng có thể phát huy được tối đa hiệu năng của ứng dụng và không bị lỗi. Có một số phần mềm được thiết lập sẵn khi khởi động chúng sẽ yêu cầu quyền Administrator để hạn chế gặp lỗi trong quá trình sử dụng và đa số các ứng dụng mới ngày nay đều được thiết lập như vậy.

2. Hướng dẫn cách chạy ứng dụng bằng quyền Administrator

Cách 1: Chạy quyền Administrator thủ công cho mỗi lần truy cập

Các bạn Click chuột phải vào ứng dụng mà các bạn muốn chạy với quyền Administrator và chọn dòng Run as Administrator. Sau đó, có một bảng thông báo xuất hiện, các bạn chọn Yes để hoàn tất.

Chạy dưới quyền Run as Administrator

Cách 2: Thiết lập quyền Administrator vĩnh viễn cho ứng dụng

Bước 1: Các bạn Click chuột phải vào ứng dụng và chọn Properties.

Click chuột phải vào ứng dụng và chọn Properties

Bước 2: Sau đó, các bạn chọn thẻ Compatibility và đánh dấu vào mục Run this program as an Administrator. Tiếp theo, các bạn chọn Changer settings for all user để thay đổi thiết lập này cho toàn bộ tài khoản trên máy tính. Cuối cùng, các bạn chọn Apply -> OK để hoàn tất cài đặt.

Chọn Change settings for all users

Ngoài cách trên, các bạn cũng có thể thay đổi quyền chạy Administrator trong thẻ Shortcut. Các bạn chọn thẻ Shortcut và chọn Advanced… để mở tùy chọn.

Chọn thẻ Shortcut và chọn Advanced

Tiếp theo, các bạn chọn Run as Administrator và nhấn OK để hoàn tất.

Chọn Run as Administrator và nhấn OK để hoàn tất

Cách 3: Chạy quyền Administrator trong MenuStart

Các bạn tiến hành Click chuột phải vào ứng dụng cần mở trong MenuStart và chọn More -> Run as administrator là xong.

Chọn More rồi chọn Run as administrator

Đối với những ứng dụng không có sẵn trong danh sách của MenuStart thì các bạn có thể nhập tên ứng dụng và chọn Run as Administrator.

Nhập tên ứng dụng và chọn Run as Administrator

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã giới thiệu đến các bạn về Administrator và các cách chạy ứng dụng với quyền Administrator. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận