Quá trình triển khai Mobile Money tại Việt Nam và những điều cần lưu ý

Mobile Money đang được các nhà mạng di động tại Việt Nam triển khai nhanh chóng, đặc biệt là các ông lớn như VNPT, Viettel, Mobifone. Liệu Mobile Money có tạo được sức hút và cạnh tranh được với các phương thức thanh toán khác hay không?

Quá trình triển khai Mobile Money tại Việt Nam và những điều cần lưu ý

1. Mobile Money là gì?

Mobile Money hay còn được gọi là “Ví điện tử viễn thông” hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, Mobile Money vẫn trong thời gian triển khai thử nghiệm vận hành.

Khác với các phương thức khác, Mobile Money là ví điện tử không cần đến tài khoản ngân hàng, chỉ cần người sử dụng xác thực SIM chính chủ với các nhà mạng đăng ký dịch vụ. Như vậy, tài khoản Mobile Money sẽ gắn liền với các thuê bao di động được đăng ký, chúng sử dụng trực tiếp số điện thoại đó làm phương thức định danh.

Tài khoản Mobile Money sẽ gắn liền với các thuê bao di động được đăng ký

Mobile Money sẽ là một tài khoản riêng biệt, chúng rách riêng với tài khoản điện thoại của bạn (tài khoản thuê bao di động). Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể sử dụng số dư thuê bao di động để thanh toán Mobile Money và ngược lại.

Để sử dụng Mobile Money, người dùng sẽ phải nạp tiền vào trong ví mới có thể sử dụng. Điều này cũng tương tự như việc bạn nạp tiền vào thẻ ATM để thanh toán cho các dịch vụ khác nhau. Hiện nay, tỉ lệ quy đổi của Mobile Money là 1:1 (không có chênh lệch tỷ giá).

2. Quá trình triển khai Mobile Money tại Việt Nam

Quá trình triển khai Mobile Money tại Việt Nam

Tại Việt Nam, 2 nhà mạng đầu tiên tiên phong cho Mobile Money đó chính là Vinaphone và Viettel. Tiếp theo sau đó chính là nhà mạng Mobifone. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ Mobile Money đang có nhiều rủi ro và buộc các nhà mạng phải nâng cao đầu vào nhằm tránh bị thiệt hại. Đối với các nhà mạng trên, dịch vụ Mobile Money chỉ được kích hoạt khi thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông trong ít nhất 3 tháng liền kề.

Việc triển khai dịch vụ Mobile Money đang có nhiều rủi ro và buộc các nhà mạng phải nâng cao đầu vào nhằm tránh bị thiệt hại

Việc yêu cầu thuê bao sử dụng dịch vụ trong 3 tháng liền kề là một cách nâng cao đầu vào của các nhà mạng. Họ có thể tránh được các SIM rác, tài khoản ảo với mục đích trục lợi thông qua Mobile Money bằng nhiều phương thức khác nhau. Ngoài ra, đây cũng là cách để chống người dùng tạo ra nhiều tài khoản Mobile Money ảo, buôn bán tài khoản Mobile Money với nhiều mục đích xấu khác nhau.

Bên cạnh việc quản lý đầu vào chặt chẽ, Mobile Money cũng siết chặt hạn mức của các tài khoản để tránh trường hợp xấu nhất. Hiện tại, dịch vụ Mobile Money chỉ hỗ trợ hạn mức tối đa 10.000.000 vnđ/ 1 tháng và không hỗ trợ chuyển tiền khác nhà mạng. Như vậy, những nhà mạng có lượng lớn người dùng sẽ lợi thế hơn những nhà mạng có ít người sử dụng.

Mobile Money cũng siết chặt hạn mức của các tài khoản để tránh trường hợp xấu nhất

Việc triển khai Mobile Money phải phục vụ được cho toàn bộ các thuê bao sử dụng mạng di động. Điều này đồng nghĩa với việc cả thiết bị điện thoại “cục gạch” cũng có thể sử dụng được Mobile Money thông qua mã USSD. Đối với các thiết bị Smartphone cảm ứng thì Mobile Money sẽ hỗ trợ 100% thông qua các ứng dụng được phát triển bởi các nhà mạng.

Hướng dẫn sử dụng Mobile Money trên điện thoại “cục gạch”

3. Thế mạnh của Mobile Money

Thế mạnh của Mobile Money

Mặc dù trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: ATM, Ví điện tử,… Thế nhưng các phương thức thanh toán đó hiện nay chỉ phù hợp với những nơi có điều kiện xã hội phát triển và hiện đại. Những khu vực nông thôn, đồi núi Việt Nam chưa phát triển mạnh về Internet cũng như là các dịch vụ công nghệ khác khiến cho việc thanh toán còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sóng điện thoại của các nhà mạng hiện nay đã phủ kín Việt Nam và tận dụng sóng di động của điện thoại để thanh toán là một việc làm vô cùng tốt. Những người ở vùng sâu xa sẽ không gặp khó khăn khi thanh toán.

Việt Nam đang từng ngày phát triển nhưng việc triển khai các công nghệ Fintech vẫn gặp nhiều khó khăn

Việt Nam đang từng ngày phát triển nhưng việc triển khai các công nghệ Fintech vẫn gặp nhiều khó khăn. Đối với giới trẻ thì Fintech đã trở thành một thứ gì đó gần gũi nhưng đối với những người lớn tuổi thì họ chưa muốn tiếp nhận nhiều. Tương tự với Mobile Money, việc triển khai tại thị trường Việt Nam đang là “ném đá dò đường”. Theo như chỉ đạo của nhà nước, dịch vụ Mobile Money sẽ được thí điểm trong 2 năm trước khi được triển khai chính thức. Sau 2 năm tiếp theo Mobile Money còn được duy trì hay không thì sẽ phụ thuộc vào số lượng người sử dụng.

Trong bài viết này, Thuthuatphanmem đã chia sẻ đến bạn rất nhiều thông tin liên quan xoay quanh Mobile Money đang được triển khai tại Việt Nam. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận