Manga là gì? Cùng tìm hiểu về Manga

Nói đến nền văn hóa của Nhật Bản chắc hẳn các bạn không thể không biết đến nền văn hóa mang tính biểu tượng với sức ảnh hưởng phủ rộng trên toàn thế giới là Manga và Anime. Vậy bạn hiểu như thế nào về Manga, Manga là gì? Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu về Manga nhé!

Mâng là gì Cùng tìm hiểu về Manga

1. Manga là gì?

Manga là gì

Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa.

Manga xuất hiện rất sớm ở Nhật. Thời kỳ đầu Manga chỉ là những bản truyện tranh ngắn giống như những mẩu truyện ngụ ngôn ở Việt Nam, mang đến những giá trị văn hóa rất lớn. Trong thời kỳ chiến tranh, các mẩu truyện Manga giúp tuyên truyền, châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia và cổ vũ tinh thần binh lính. Do thất bại trong chiến tranh nên nội dung các mẩu truyện Manga bấy giờ bị kiểm duyệt chặt chẽ đến mức tưởng trừng sự phát triển của Manga bị hoãn vô thời hạn.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền văn hóa Manga chính thức được vực dậy bởi Osamu Tezuka và càng ngày càng phát triển. Tuy nhiên phải đến tận thế kỉ XX, những dải truyện tranh được du nhập từ các nơi trên thế giới trở thành chất xúc tác làm nên manga, những cuốn truyện Manga mới thực sự ra đời.Năm 2007, manga đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với giá trị hàng tỷ đô la, là một trong những bộ phận thống trị của thị trường xuất bản hiện nay.

Tính đến hiện tại, hàng năm Nhật bản có đến hơn 350 tạp chí truyện tranh ở Nhật Bản có gắn tên Manga, xuất bản hơn 4000 quyển truyện tranh khác nhau giành cho cả trẻ em và người lớn.

2. Tại sao Manga là nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản?

Các câu truyện Manga của người Nhật luôn đề cao những phẩm chất đáng quý của con người Nhật Bản như lòng vị tha, tình bạn, tình đoàn kết, tình đồng đội, … Từ đó gửi gắm vào đó những nhiệm vụ, bài học giáo dục thể hiện sự tự hào dân tộc. Những câu truyện dành cho thiếu nhi về các siêu anh hùng như siêu nhân, người nhện, hulk, … diễn tả bản chất của con người trong cuộc sống với khả năng phân tích cảm xúc, nội tâm nhân vật trong từng tình huống khác nhau.

Chính vì sức mạnh cũng như thể hiện tính văn hóa cao của Manga mà nó được chính phủ Nhật Ban quan tâm, là công cụ để người Nhật thể hiện văn hóa nước mình đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới.

3. Các thể loại truyện tranh Manga

Thể loại truyện tranh Manga

Do không có ranh giới phân biệt rõ ràng các thể loại người ta chia Manga thành các nhóm thể loại sau:

  • Phân theo cảm xúc mang lại: Comedy, Tragedy, Drama, …
  • Phân loại theo đối tượng độc giả có: Kodomo, Shounen, Shoujo, Seinen, …
  • Một số thể loại khác thì phân theo nội dung nó thể hiện, nó giống như một thuật ngữ hơn là chỉ một thể loại như: Adventure, Mystery, Supernatural, …
  • Một số thể loại không chia theo loại gì cả như Omake hay Doujinshi, …

Truyện tranh đặc sắc tiêu biểu cho một số thể loại Manga

  • Action: Thể loại này thường có nội dung về đánh nhau, bạo lực, hỗn loạn với diễn biến nhanh như Hắc quản gia, Bellzebub, Dr, Stone, …
  • Adventure: Đây là thể loại truyện tranh phổ biến kể về chuyến du hành của họ về một thế giới khác hay kể về chuyến đi trong một thế giới giả tưởng nào đó. Tiêu biểu nhất của dòng truyện này là bộ truyện One Piece.
  • Drama: Có tính kịch, mang đến cho người xem những cảm xúc khác nhau như buồn bã, căng thẳng thậm chí là bi phẫn như Defense Devil, Pumplin Night, …
  • Shiunen: Thể loại truyện phục vụ chủ yếu cho độc giả phái nam, nội dung thường liên quan đến đánh nhau hoặc bạo lực ở mức nhẹ, không thái quá như Naruto.
  • Shoujo: Trái ngược với phát nam, thể loại truyện này hướng đến là phái nữ với nội dung liên quan đến tình cảm lãng mạn, chú trọng đầu tư cho nhân vật về phần tính cách. Thể loại này thường được ít bạo lực tiêu biểu như: Nữ hoàng Ai Cập, …
  • Kodomo: Thể loại truyện tranh dành cho trẻ em với nội dung hài hước, vui nhộn, mang tính giáo dục cao tiêu biểu phải kể đến Doraemon, Shin cậu bé bút chì, …
  • Jousei: Thể loại có rất ít hoặc gần như không có những tình tiết bạo lực, hướng đến những miêu tả sinh động, lãng mạn về cuộc sống.
  • Mystery hay còn được gọi là Suirin thường xuất hiện những điều bí ẩn không thể lý giải được và sau đó là những noox lực của nhân vật chính nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng như: Thám tử lừng danh Conan, …
  • School life: Thể loại truyện thường lấy bối cảnh ở trường học, cuộc sống của học sinh trong trường.
  • SuperNatural: Những nhân vật trong truyện có những sức mạnh đáng kinh ngạc và không thể giải thích được đi kèm với những sự kiện trái ngược hoặc thách thức những sự kiện vật lý: Dragon Ball, Bleach

4. Phân biệt Manga và Anime

Phân biệt Manga và Anime

Manga là truyện tranh được in thành tập hoặc đăng trên các tạp chí hàng tuần hoặc hai tuần một lần, thường dưới dạng không có màu. 

Anime là những bộ phim hoạt hình được sản xuất tại Nhật Bản với phong cách rất Nhật Bản. Nó cũng gồm rất nhiều các thể loại như các bộ phim truyền hình: hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, … Những bộ phim anime được chuyển thể từ các bộ truyện Manga và được phát sóng trên truyền hình. Tuy nhiên, một số thông tin không có trong manga sẽ được xuất hiện trong anime và ngược lại sao cho có thể thu hút người xem nhưng không làm thay đổi cốt truyện Manga.

Sau hàng nghiefn năm Manga đã trở thành một nét đặc trưng về văn hóa không thể thiếu của người Nhật. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu được về văn hóa Manga của Nhật Bản, tránh nhầm lẫn giữa Anime và Manga.

Viết bình luận