Hàm MDURATION - Hàm trả về thời hạn có sửa đổi theo Macauley của chứng khoán trong Excel

Hàm MDURATION - Hàm trả về thời hạn có sửa đổi theo Macauley của một chứng khoán với giả định ban đầu $100 trong Excel.

Quá trình đầu tư chứng khoán nếu bạn biết cách điều chỉnh và gặp đúng thời điểm thì chắc chắn bạn sẽ có lợi nhuận khá . Bài viết dưới đây giới thiệu hàm MDURATIONgiúp bạn nắm bắt thời điểm điều chỉnh chứng khoán theo thời gian với mức khởi đầu $100.

Mô tả: Hàm trả về thời hạn có sửa đổi theo Macauley của một chứng khoán với giả định ban đầu $100.

Cú pháp: MDURATION(settlement, maturity, coupon, yld, frequency, [basis]).

Trong đó:

- settlement: ngày thanh toán chứng khoán chính là ngày mà chứng khoán được mua, là tham số bắt buộc.

- maturity: Ngày hết hạn của chứng khoán hay còn gọi là ngày đáo hạn, là tham số bắt buộc.

- coupon: Lãi suất phiếu hàng năm của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

- yld: Lợi tức hàng năm của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

- frequency: Số lần thanh toán lãi phiếu hàng năm của chứng khoán, là tham số bắt buộc. Có các giá trị sau:

+ frequency=1 => thanh toán theo năm.

+ frequency= 2 => thanh toán nửa năm một.

+ frequency= 4 =>thanh toán theo quý.

- basis: Là cơ sở xác định để đếm ngày, tham số tùy ý. Có các giá trị sau:

+ basis = 0 => cơ sở đếm ngày theo chuẩn US (NASD) 30/360: Số ngày trong tháng là 30, số ngày trong 1 năm là 360.

+ basis = 1 => Cơ sở đếm ngày là số ngày thực tế theo tháng / số ngày thực tế trên năm.

+ basis = 2: Số tháng thực tế/ Số ngày trong năm là 360.

+ basis = 3 : Số ngày thực tế theo tháng/ Số ngày trong năm là 365.

+ basis = 4: Số ngày trong tháng là 30/ Số ngày trong năm là 360 theo chuẩn European.

Chú ý:

- Nếu settlement, maturity, frequency và basic là số thập phân => sẽ bị cắt thành số nguyên.

- Nếu settlement, maturity không phải là ngày hợp lệ => Hàm trả về giá trị #VALUE!.

- Nếu yld <0 hoặc coupon <0 => Hàm trả về giá trị #NUM!.

- Nếu basic< 0 hoặc basic >4 => hàm trả về lỗi #NUM!.

- Nếu settlement >= maturity => hàm trả về lỗi #NUM!.

Ví dụ:

Tính thời hạn điều chỉnh chứng khoán khi biết các thông số sau:

Tính thời hạn điều chỉnh chứng khoán

Kết quả:

Kết quả

Trên đây là ý nghĩa và cách sử dụng hàm MDURATION hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận