Đặc sản Trà Vinh - Những món ăn đặc sản Trà Vinh làm quà ngon nhất

Đặc sản Trà Vinh

Nếu có dịp ghé qua Trà Vinh thì các bạn hãy nên đi thưởng thức những món ăn ngon tại vùng đất miền quê sông nước này. Hãy cùng với ThuThuatPhanMem.vn đi tìm hiểu những món ăn đặc sản của Trà Vinh qua bài viết này nhé.

1. Bún nước lèo

Bún nước lèo (1)

Món ăn nổi tiếng nhất, đặc sản khi nhắc đến Trà Vinh có lẽ đó là món Bún nước lèo – Tinh hoa của đồng bào dân tộc Khơ Me tại Trà Vinh. Nước dùng của món Bún nước lèo có một vị gì đó rất đặc trưng, nó có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá, vị mặn đậm đà từ mắm bò hóc, kèm với đó là thịt heo quay, hành phi ăn cùn với bắp chuối, rau muống bào nhỏ tất cả tạo nên một bán bún vô cùng hấp dẫn, bạn chắc chắn sẽ không thể quên được.

Bún nước lèo (2)

2. Mắm Bò Hóc

Mắm Bò Hóc (1)

Món ăn tiếp theo mà ThuThuatPhanMem.vn muốn giới thiệu đến các bạn đó chính là món Mắm Bò hóc. Với đặc điểm là vùng đất miền Tây sông nước, kênh rạch chằng chịt thì việc đánh bắt cá tôm để chế biến thức ăn là điều tất yếu. Và cũng từ đó món Mắm Bò Hóc cũng đã trở thành đặc sản của Trà Vinh được nhiều người dân sử dụng dùng để tiếp đãi bạn bè ở xa đến chơi cũng như gửi quà cho họ. Cách chế biến món Mắm Bò Hóc cũng rất đặc biệt, nguyên liệu chính là cá lóc đồng. Người dân địa phương sẽ sử dụng cá lóc “ươn” là những con cá sau khi được làm sạch sẽ được ngâm nước qua đêm cho đến khi bị trương lên mới được lấy ra cắt bỏ đầu, ruột, ướp gia vị đường, hạt tiêu, tỏi cho thấm. Cuối cùng được rửa sạch lại với nước muối lần cuối trước khi đem đi ướp cùng với muối hột và cơm nguội. Để trong bình hoặc chum đậy nắp kín trong khoảng 3 - 4 tháng cho đến khi thành mắm.

Mắm Bò Hóc (2)

Từ loại mắm này người dân địa phương có thể chế biến ra được nhiều món ăn khác nhau như món Bún num bò chóc – mùi thơm đặc trưng của nước lèo quyện với mùi vị đậm đà của mắm bò hóc, kết hợp với hương thơm của ngải bún, sả, trái chúc…Mang đến cho người sử dụng một tô bún vó vị ngọt đậm đà, một vị chua thanh thanh không thể lẫn vào đâu được.

Mắm Bò Hóc (3)

Ngoài ra cũng không thể không kể đến món mắm bò hóc sống trộn với ít chanh, tỏi, ớt cùng với một ít đường để giảm độ mặn, ăn kèm với những loại rau quả như khế, chuối xanh, xoài non, đọt cóc, dưa leo, cà rừng…mang đến cho người ăn vị beo béo, mặn mà, hăng nồng khó thể quên được.

Mắm Bò Hóc (4)

3. Bún Suông

Bún Suông (1)

Lại thêm một món bún nữa được nhắc đến trong danh sách này đó chính là món bún Suông. Đặc điểm nổi bật của món chính là Suông – linh hồn của món bún này. Những con tôm tươi, mập được chế biến sạch sẽ sau đó xay nhuyễn cùng tỏi, hành khô, màu điều sau đó được nặn thành từng miếng chả dài chứ không phải theo hình vuông hoặc tròn thông thường. Nhìn thoáng qua nhiều người có thể liên tưởng đến con đuông. Suông có thể thả vào nồi nước dùng tầm 5-10’để luộc chín hoặc chiên với dầu ăn trước khi sử dụng. Ngoài ra một điểm thú vị của món bún Suông này đó chính là nước lèo của nó không trong như các loại nước lèo thông thường khác mà chúng thường có màu nâu. Đó là màu từ me và tương hạt tạo nên. Để tô bún thêm hài hòa, người dân thường cho thêm vài lát thị ba chỉ, giá, rau ăn kèm tạo nên vị đậm đà, chua ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác của quý vị.

Bún Suông (2)

4. Dừa Sáp

Dừa Sáp (1)

Nhắc đến dừa thi chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vùng đất Bến tre, tuy nhiên giống dừa Sáp thì chỉ có Trà Vinh mới có và đặc biệt hơn là loại dừa này chỉ được bà con tại huyện Cầu Kè trồng thành công. Nhìn bề ngoài thì nó hoàn toàn giống như những quả dừa thông thường khác tuy nhiên đặc điểm khác biệt nào khiến cho từ trái dừa thông thường 15k/quả được nâng lên thành dừa Sáp 200k/quả. Đó chính là do cơm dừa (cùi dừa) của dừa Sáp rất dày, mềm, thơm, nước dừa không ở dạng nước hoặc rất ít, mà tất cả đã chuyển sang dạng đặc sệt. Vị của cơm dừa không quá ngọt nhưng chúng lại béo khiên ăn nhiều sẽ gây ngán, cho nên thích hợp cho việc bạn mua mang về làm quà để gia đình ăn dần. Còn đến Trà Vinh các bạn có thể vào các quán sinh tố gọi ly sinh tố dừa Sáp, đó là cách giúp bạn thưởng thức được trọn vị ngon của cơm dừa cũng như tiết kiệm chi phí chỉ khoảng 30k/ly

Dừa Sáp (2)

5. Tôm khô Vinh Kim

Tôm khô Vinh Kim (1)

Trà Vinh còn nổi tiếng về món đặc sản tôm khô Vinh Kim - món đặc sản được Cục sở hữu trí tuệ công nhận là thương hiệu độc quyền trên thị trường. Tôm khô Vinh Kim thuộc xã Vinh Kim huyện Cầu Ngang, một xã nhỏ bé nằm giữa hai con sống lớn là Cổ Chiền và Cung Hầu. Nguyên liệu chế biến là những con Tép bạc đất tự nhiên, trong quá trình chế biến người dân không hề sử dụng các chất phụ gia, phẩm màu tuy nhiên tôm khô vẫn có màu đỏ hồng đẹp mắt, thịt tôm rất chắc, dai, vị đậm đà khó quên. Sản phẩm được phơi khô rất lâu nên sẽ không sợ bị mốc hay hỏng khi để lâu. Tuy nhiên để làm ra được 1kg tôm khô, người dân thường sử dụng khoảng 10kg tép tươi. Vì là món đặc sản và chế biến cần thời gian cho nên giá thành của Tôm khô Vinh Kim cũng tương đối cao:

  • Tôm khô Vinh Kim loại 1: khoảng 1tr3/kg
  • Tôm khô Vinh Kim loại 2: khoảng 1tr1/kg
  • Tôm kho Vinh Kim loại 3: khoảng 800k/kg

Tôm khô Vinh Kim (2)

6. Bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét Trà Cuôn (1)

Ở Trà Vinh người ta thường có câu “Bánh tét Trà Cuôn – Tôm khô Vinh Kim”, Loại bánh tét trứ danh của người dân vùng đất Trà Cuôn được gói kĩ càng thành từng lớp, nhân gồm gạo nếp – đậu xanh – thịt ba chỉ - trứng muối. Bánh tét được gói gần như tương tự bánh trưng của người dân miền Bắc, sau đó cũng cần nhiều người thay phiên nhau trông nấu bánh. Bánh tét khi ăn nên cắt thành từng khoanh nhỏ, có thể ăn kèm với nước tương, tôm khô hoặc dưa món. Giá của Bánh tét Trà Cuôn thường giao động từ 30.000đ cho loại nhỏ đến 50.000đ cho loại lớn. Bánh sau khi nấu xong có thể để được khoảng 7-10 ngày, tất nhiên nếu sử dụng luôn được thì hương vị của bánh vẫn sẽ giữ nguyên và thơm ngon hơn.

Bánh tét Trà Cuôn (2)

7. Chù Ụ

Chù Ụ (1)

Chù Ụ thuộc họ hàng với cua, thân hình vuông nhỏ, càng to chắc màu đỏ. Nhìn bề ngoài thì trông có vẻ Chù Ụ không được bắt mát lắm khi trên mai có nhiều vết sần sùi cùng với đôi mắt sụp sụp trông vô cùng buồn rầu. Tuy nhiên Chù Ụ lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như luộc, nướng than, hấp bia, rang me, kho nghệ, xào hành…Thịt của Chù Ụ nếu chế biến đúng cách sẽ dai mềm và ngọt không kém gì cua ghẹ, tuy nhiên do thân hình nhỏ bé nên chúng ít nổi tiếng hơn so với các món hải sản khác.

Chù Ụ (2)

8. Chả hoa Năm Thụy

Chả hoa Năm Thụy (1)

Món ăn đặc sản tiếp theo của cùng đất Trà Vinh đó là món chả hoa Năm Thụy. Sản phẩm từng đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Đúng như với cái tên của mình, Chả hoa Năm Thụy khi cắt ra sẽ có hình giống với bông hoa với nhụy là trứng muối, kèm với nấm mèo, chả và lớp ngoài cùng là lớp trứng gà đánh tan chiên thành tấm bọc bên ngoài. Bữa cơm ngày tết của người dân Trà Vinh thường không thể thiếu món chả hoa Năm Thụy này, miếng chả ngọt, mềm mịn nhưng khi ăn vẫn rất dai giòn…đem lại cho chúng ta một cảm giác khó tả. Chả hoa Năm Thụy có thể dùng làm đồ nhắm khi nhậu, dùng trong bữa cơm hàng ngày hoặc có thể làm món khai vị cho các buổi tiệc.

Chả hoa Năm Thụy (2)

9. Bánh canh Bến Có

Bánh canh Bến Có (1)

Sở dĩ có cái tên bánh canh Bến Có là do việc quán nằm ngay dưới chân cầu Bến Có. Điểm đặc biệt của Bánh canh Bến Có đó là tỷ lệ thịt và bánh gần như phải bằng nhau. Đó chắc hẳn là điều mà nhiều người lần đầu ăn bánh canh ở đây đã từng thắc mắc. Tuy nhiên nhân bánh không phải đọc mỗi thịt heo mà còn có cả cật, gan, phèo, tim, lưỡi, tai heo…tạo nên sự hòa hợp trong một tô canh đầy ụ, thịt thơm và mềm, nước dùng được ninh từ thịt, xương heo đảm bảo độ ngọt, trong của nước lèo. Giá tiền thì dao động từ 30k-40k/tô tuy nhiên rất chất lượng, các bạn nên thử một lần nếu đặt chân đến vùng đất Trà Vinh.

Bánh canh Bến Có (2)

Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn trong việc ăn uống nếu có dịp ghé qua Trà Vinh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Viết bình luận