Đặc sản Quảng Ngãi - Những món ăn đặc sản Quảng Ngãi làm quà ngon nhất

Nhắc đến Quảng Ngãi không thể không nhắc đến những món ăn đặc sản nơi đây, hãy tìm hiểu xem những đặc sản Quảng Ngãi là những đặc sản nào qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc sản Quảng Ngãi 

1. Cá bống sông Trà

Nếu ai đã từng ghé qua Quảng Ngãi thì không thể không biết đến món Cá bống sông Trà. Cá Bống này sống ở Trà Khúc – con sông dài nhất Quảng Ngãi. Cá có vị ngon, thanh và đậm đà, thịt cá bống dai và chắc thịt nên khi ăn thì không bị bở và có thể để lâu hơn. Và không biết từ bao giờ món Cá Bống sông Trà đã trở thành đặc sản phục vị thực khách khi đến đây và để lại một cảm nhận vô cùng đặc biệt mà bất cứ ai nếm thử món Cá bông sống Trà cũng đều lưu luyến và mang về làm quà tặng bạn bè người thân. Nguyên liệu để làm được món cá Bống sông Trà này cũng khá đơn giản, nó được làm từ cá Bống là chủ yếu, chọn cá thì phải lựa cá tươi sống, làm sạch và bỏ vào nồi đất thêm gia vị hành, tỏi, ớt, nêm nếm gia vị rồi thêm ít nước sôi, vặn nhỏ lửa để nồi cá bống kho tiêu sông Trà được chín đều, mềm hơn. Đợi khoảng 1 tiếng bạn tắt bếp đi, và bạn đã có được một món cá bống kho tiêu sông Trà ăn cùng cơm trắng thật sự là tuyệt vời, nhất là được ăn vào tiết trời se se lạnh trong cái thời tiết mưa phùn.

Cá Bống sông Trà 

2. Cá cơm

Bạn biết đấy Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển và vào mùa cá cơm thì số lượng cá nhiều vô cùng và thường thì người ta chỉ cần đánh bắt gần bờ chứ không cần đi xa. Cá cơm dùng để chế biến rất nhiều món ăn như cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong mọi bữa ăn hằng ngày. Nếu được thưởng thức những món ăn làm từ cá cơm trong những ngày mùa đông giá buốt thì thực sự ngon đến không ngờ.

Cá cơm 

3. Chim mía

Nếu ai có dịp ghé qua Quảng Ngãi vào mùa chuẩn bị thu hoạch mía thì sẽ thấy những cánh đồng mía bạt ngàn thẳng tắp cánh cò bay. Vào mùa đông xuân, khi người ta bắt đầu thu hoạch mía thì từng đàn “chim mía” sẽ xuất hiện thành từng đàn. Cứ cái ngày mùa về, người ta kéo nhau ra đồng đánh bắt, người ta sẽ dùng một cái “trủ”như cái tấm lưới, căng suốt bờ ruộng cao hơn ngọn mía, cầm sào dài đập vào lá mía, rung đuổi chim đi và như vậy chúng chuyển dần vào trủ.

Khi chim được bắt về thì người ta bắt đầu công đoạn chế biến. Ban đầu là hơ qua lửa cho xém lông sau đó làm sạch ruột và lòng. Thịt chim được tẩm ướp gia vị với ớt, hành, hạt tiêu, thêm ít bột ngọt, ngũ vị hương rồi nướng lên, vậy là món thịt chim mùa về béo ngậy, thơm ngon sẽ được sẵn sàng phục vụ mà không mất nhiều công đoạn.

Chim mía 

4. Sò Điệp

Sò Điệp sống ở biển có độ sâu khoảng 10m, thường là ở đáy biển trong các rạn đá, cùi thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai, thích hợp cho cả xào, rang. Hiện nay có rất nhiều món ăn được làm từ Sò điệp như: sò điệp rang muối tiêu, sò điệp nướng mỡ hành, sò điệp hấp cuộn miến…Sò Điệp thu hút những ai thưởng thức hương vị ngon ngọt, bùi bùi của biển. Chỉ với 30.00 VNĐ bạn đã tha hồ thưởng thức đĩa sò nướng thơm ngon và béo ngậy này rồi đấy.

Sò Điệp 

5. Kẹo gương

Kẹo gương là món ăn đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi, món quà với vị thơm ngon, màu sắc vô cùng đẹp mắt nên thường thu hút du khách. Những viên kẹo gương được làm từ đường cát, mạch nha và đậu phộng đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, cần cù, chịu khó. Quy trình làm lên chiếc kẹo gương này tuy đơn giản nhưng phải thật cản thận. Ban đầu là đổ đường cát đã xên đặc, mạch nha, mỡ heo vào trong lòng chảo rồi đun lửa lớn, khuấy nhanh và đều cho dung dịch khỏi bị cháy, đun đến khi keo lại màu vàng nhạt rồi nhanh tay cho xuống bếp, tiếp tục cho đậu phộng đã rang chín và trộn đều rồi đổ vào tấm tôn. Bước cuối cùng là dùng ống nứa lăn cho mỏng đều, để chừng khoảng 20 phút là ta có mẻ kẹo đông cứng và cắt thành miếng nhỏ để ăn.

Kẹo gương là món đặc sản, ấy vậy mà vừa rẻ, đẹp lại ngon, màu sắc hấp dẫn. Vì vậy bất cứ du khách nào khi đi ngang qua Quảng Ngãi đều chọn kẹo gương đầu tiên để về biếu người thân trong gia đình coi như kỉ niệm chuyến đi Quảng Ngãi này.

Kẹo gương 

6. Bánh tráng Quảng Ngãi

Bánh tráng mỏng Quảng Ngãi là một trong những đặc sản đặc biệt và nổi tiếng không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn được nhân rộng ra khắp đất nước Việt nam.

Bánh tráng mỏng Quảng Ngãi được tạo nên từ 100% gạo và làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Hình dạng và kích thước của bánh tráng dày để nướng và mỗi một cái bánh tráng mỏng như vậy ta có thể cuốn được từ 4 đến 6 cuốn chả ram tùy theo sở thích to hay nhỏ của thực khách. Bánh tráng Quảng Ngãi được biết đến như đặc sản với độ mềm và dẻo, dai vừa đủ để chúng ta cuốn chả ram mà không cần phải thoa hoặc nhúng nước cho mềm. Một điều đặc biệt nữa là khi chiên bánh tráng mỏng này rất ít hút dầu mà như vậy rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, bởi ăn nhiều dầu mỡ cũng không tốt chút nào.

Bánh tráng Quảng Ngãi 

7. Đường phèn, đường phổi

Đất Quảng Ngãi xưa và nay vốn rất nổi tiếng nhiều mía. Đi dọc trên con đường quốc lộ từ Bắc vào Nam ta dễ dàng thấy những cánh đồng mía trải dài vô tận. Bởi vậy mía sẽ là nguyên liệu chính để tạo ra đường phèn. Đường phèn khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Một điều đặc biệt của Đường phèn Quảng Ngãi là cứng giòn có mùi thơm tinh tế và đặc trưng, vị ngon ngọt. Đường phèn giúp cho món ăn có thêm vị thanh và thơm ngon hơn, và là gia vị chính trong món chè và được ăn chủ yếu vào mùa hè giúp cho vơi đi cái nắng nóng của mùa hè. Trong nấu ăn, đường phèn được ưa chuộng bởi chúng có khả năng giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe.

Đường phèn đường phổi 

8. Nhum Quảng Ngãi

Nhum là một trong những đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, chúng thường sống ở những khu vực gành đá ven biển Lí Sơn. Mắm Nhum Quảng Ngãi là một đặc sản vô cùng quý hiếm, nếu như ai đã từng một lần được thưởng thức hương vị của mắm nhum thì khó có vẻ cưỡng được vẻ đậm đà, thơm ngon của Mắm Nhum nơi đây. Bắt đầu từ khoảng tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 8 âm lịch, cũng là mùa sinh sản của nhum. Có rất nhiều loại nhum như: nhum ta, nhum mỡ, nhum đen,… Nhưng duy nhất có một loại nhum ta với màu đỏ thẫm, thịt chắc và thơm thì sẽ được lựa chọn để làm mắm. Khi đã bắt được những con nhum tươi sống thì người ta sẽ rửa sạch rong rêu bám xung quanh những con nhum này, rồi sau đó dùng một thanh tre mảnh nạo thịt nhum ra khỏi vỏ. Khi tách nhum ra lấy thịt sẽ thấy thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, màu hồng phớt trông có vẻ rất đẹp.

Tiếp tục dùng tăm tre gạt bỏ những gân máu rồi lấy muỗng nạo thịt nhum và cho vào một cái vại lớn. Cho muối vào vại theo liều lượng vừa đủ rồi đậy thật kín lắp rồi đem vùi vào tro hoặc đem phơi.

Mắm Nhum Đà Nẵng có vị mặn của muối biển, vị chua, bùi, béo của nhum khiến cho mọi thứ ở đầu lưỡi cảm nhận một cách tuyệt vời đến không ngờ.

Nhum Quảng Ngãi 

9. Quế Trà Bồng

Quế Trà Bồng là một đặc sản Quảng Ngãi gắn liền với người dân nơi đây từ rất lâu rồi, đây cũng là một món ăn được đông đảo du khách lựa chọn mang về để làm quà khi đặt chân lên vùng đất tươi đẹp này. Quế Trà Bồng có những giá trị nổi bật và đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có được bởi hương thơm đặc trưng và tính chất dược liệu quý có thể vừa làm thuốc hoặc làm món ăn. Đặc biệt quế có rất nhiều công dụng: Quế có vị thơm, cay, ngọt và có thể khử bớt được mùi tanh của thịt, cá khiến cho món ăn có phần hấp dẫn, giúp ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Vỏ quế được xay mịn có tác dụng tăng cường trí nhớ, giảm cân.

Quế Trà Bồng 

10. Mạch Nha

Mạch Nha được làm từ 100% từ nếp, gạo dẻo và mộng lúa, không pha bất cứ tạp chất, đựng trong ống bơ hoặc lon sữa bò. Tuy Mạch Nha không có nhãn mác dính bên ngoài nhưng nó lại có hương vị thơm ngon, dẻo dai, mạch nha không đổ dồn, sở không bết dính tay, ăn có chứa rất nhiều sinh tố vì dùng toàn mạch nha có thể giữ lâu mà nguyên mùi vị thơm ngon, dễ bảo quản.

Làm mạch nha phải trải qua một quá trình rất phức tạp và công phu, tốn nhiều công sức nhưng lại lợi nhuận không cao lắm. Thế nhưng chỉ cần thấy được thành quả với những lon mạch nha thơm ngon, màu sắc hài hòa, trở thành một trong những đặc sản của Đà Nẵng thì bao vất vả của người thợ làm kẹo mạch nha cũng thấy ấm lòng có thêm động lực để nối tiếp và giữ gìn nghề truyền thống làm mạch nha của Quảng Ngãi.

Mạch Nha 

11. Tỏi Lí Sơn

Tỏi Lí sơn là một trong nhũng đặc sản của Quảng ngãi, chúng được biết đến là củ nhỏ vừa, tép đều và chắc, có màu trắng. Nếu ăn tỏi Lí Sơn thì người ta sẽ cảm nhận được những hương vị tự nhiên với mùi thơm cay dịu và ngọt. Tỏi lí Sơn trở thành một thương hiệu không chỉ trong nước mà còn có cả ở nước ngoài. Củ tỏi Lí sơn có kích thước trung bình dao động từ 2 đến 5 cm có màu trắng ngà, đều và chắc. Nếu du khách có dịp đến với Quảng Ngãi, hãy ghé mua Tỏi lí sơn về làm quà cho người thân.

Tỏi Lí Sơn 

12. Bánh nổ

Trong các loại đặc sản Quảng Ngãi, bánh nổ là là nổi tiếng nhất trong các mâm bánh kẹo và dịp lễ. Bánh nổ được làm từ thóc gạo nếp loại thật ngon đem rang lên than hồng tạo thành rất nhiều tiếng nổ, có lẽ vì thế mà gọi là bánh nổ. Hạt nếp sẽ bung ra to như hoa cải, màu trắng ngần, sau đó người ta đem ép bánh nổ thành từng cái hình chữ nhật bằng một khung gỗ có sẵn. Tiếp tục người ta thắng đường thành keo, bỏ một ít gừng vào cho thơm, ngon của đường và mùi thơm của gừng, cảm giác tan trong miệng rất thú vị.

Bánh nổ 

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Đặc sản Quảng Ngãi – Những món ăn đặc sản Quảng Ngãi làm quà ngon nhất và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé.

Viết bình luận