Cách sửa lỗi không thấy máy tính trong Workgroup

Kết nối mạng LAN là một trong những kết nối phổ thông và nhanh chóng, giúp chúng ta có thể chia sẻ file, dùng chung máy in... với tốc độ nhanh và bảo mật tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết nối cũng suôn sẻ và đôi khi chúng ta sẽ gặp lỗi không thể tìm thấy máy tính khác trong một Workgroup mạng LAN.

Cách sửa lỗi không thấy máy tính trong Workgroup

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số giải pháp để sửa lỗi không tìm thấy máy tính trong Workgroup dưới đây.

1. Kiểm tra tên Workgroup

Mỗi một Workgroup đều tạo một tên nhận diện để các máy khách truy cập vào và không bị nhầm lẫn với các Workgroup khác.

Bước 1: Bạn click chuột phải vào Computer/This PC (1) => Properties (2).

Chọn Properties

Bước 2: Bạn click vào Change settings trong phần Computer name, domain, and workgroup settings.

Bạn click vào Change settings trong phần Computer name, domain, and workgroup settings

Bước 3: Bạn click vào phần Network ID.

Bạn click vào phần Network ID

Bước 4: Bạn hãy chọn dòng This computer is part of a business network; I use it to connect to other computers at work (1) => Next (2).

Tích chọn This computer is part of a business network I use it to connect to other computers at work

Bước 5: Bạn chọn My company uses a network without a domain (1) => Next (2).

Bạn chọn My company uses a network without a domain

Bước 6: Bạn nhập tên Workgroup (1) cần gia nhập và bấm Next (2).

Bạn nhập tên Workgroup cần gia nhập và bấm Next

Bước 7: Bạn click vào Finish và tiến hành khởi động lại máy.

Click vào Finish và tiến hành khởi động lại máy

2. Bật những dịch vụ mạng trong Services

Bước 1: Bạn bấm tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh services.msc (1) => OK (2).

Nhập lệnh servicesmsc

Bước 2: Bạn click chuột phải vào tên dịch vụ TCP/IP NetBIOS Helper Service (1) => Start (2).

Click chuột phải vào dịch vụ TCP IP NetBIOS Helper Service và nhấn Start

Bước 3: Bạn tìm và click chuột phải vào Function Discovery Provider Host (1) => Start (2).

Bạn tìm và click chuột phải vào Function Discovery Provider Host rồi nhấn Start

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra các dịch vụ sau trong mục Services đã Start  chưa và tiến hành bật lên.

- Computer Browser Service

- COM+ Event System

- DNS Client

- DHCP Client

- Function Discovery Resource Publication

- HomeGroup Provider

- HomeGroup Listener

- Network Connections

- Network Location Awareness

- Peer Networking Grouping

- TCP/IP NetBIOS Helper Service

- Remote Procedure Call (RPC)

- Server

- SSDP Discovery

- UPnP Device Host

- Workstation

3. Thiết lập Network Discovery và File Sharing

Trên Windows 7

Bước 1: Bạn click vào Network (1) => Open Network and Sharing Center (2).

Chọn Open Network and Sharing Center

Bước 2: Bạn click vào mục Change advanced sharing settings.

Bạn click vào mục Change advanced sharing settings

Bước 3: Bạn chọn mạng Home or Work (1) => chọn Turn on netword discovery (2) => Turn on file and printer sharing (3) => Turn on sharing so anyone with network...(4) => Save Changes (5).

Click chọn Save changes

Bước 4: Bạn tìm đến mục Public và thực hiện tương tự như bước trên.

Bạn tìm đến mục Public

Trên Windows 10

Bước 1: Bạn click vào biểu tượng Network (1) => Network & Internet settings (2).

Chọn Network & Internet settings

Bước 2: Bạn click vào Sharing options.

Bạn click vào Sharing options

Bước 3: Bạn chọn mục Private => Turn on network discovery (1) => Turn on file and printer sharing (2) => Save changes (3).

Chọn mục Private (current profile) thiết lập và nhấn Save changes

Bước 4: Bạn chuyển đến mục Public và làm tương tự bước trên.

Chuyển đến mục Guest or Public và thiết lập tương tự mục Private

Với hướng dẫn trong bài viết thì bạn có thể nhìn thấy các máy tính khác trong Workgroup mạng LAN dễ dàng. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận