Cách chuyển đổi mã font chữ bằng Unikey, sửa lỗi font chữ bằng Unikey

Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết tới các bạn Cách chuyển đổi mã font chữ bằng Unikey, sửa lỗi font chữ bằng Unikey

1. Chuyển đổi mã font chữ bằng Unikey

- Chuyển đổi mã font chữ bằng Unikey chính là việc bạn thay đổi kiểu hay font chữ cho chữ nằm trong văn bản của bạn. Ví dụ kiểu font chữ:

Chuyển đổi mã font chữ bằng Unikey

Để chuyển đổi mã Font chữ các bạn cần nắm rõ font chữ đó nằm trong bảng mã hay nguồn nào. Ví dụ có 3 bảng mã hay dùng trong soạn thảo văn bản:

- Bảng mã TCVN3(ABC): Gồm tập hợp nhiều font chữ, là bảng mã trước kia miền Bắc hay sử dụng, các font chữ thuộc bảng mã này thường bắt đầu bởi ký tự “.VN”

Ví dụ: .VnTime, .VnTimeH…

- Bảng mã VNI: Bao gồm nhiều font chữ, các font chữ nằm trong bảng mã này thường bắt đầu bởi ký tự “Vni”

Ví dụ: VniHelvetica, Vni-Aptima…

- Bảng mã Unicode: Là bảng mã chuẩn quốc tế, gồm tập hợp nhiều font chữ, các font chữ thuộc bảng mã này không có quy ước chuẩn nào, các font chữ này thường do nước ngoài sáng tác ra.

Ví dụ: Arial, Time New Roman, Tahoma, Verdana…..

1.1 Chuyển đổi mã font chữ cùng nằm trong 1 bảng mã

Để chuyển đổi mã font chữ bạn cần nắm rõ font chữ đó nằm trong bảng mã nào. Trường hợp bạn chuyển đổi font chữ cùng nằm trong bảng mã thì không có gì khó khăn cả. Bạn chỉ cần lựa chọn toàn bộ nội dung văn bản theo font chữ đó là được.

Ví dụ font chữ Time New RomanTahoma cùng nằm trong 1 bảng mã Unicode việc chuyển đổi bạn chỉ cần bôi đen nội dung cần chuyển đổi rồi chọn lại font chữ:

Bôi đen nội dung cần chuyển đổi rồi chọn lại font chữ

Kết quả bạn đã chuyển đổi xong font chữ:

Kết quả khi chuyển đổi mã font chữ cùng nằm trong 1 bảng mã

1.2 Chuyển đổi mã font chữ thuộc các bảng mã (nguồn) khác nhau

Việc chuyển đổi mã font chữ thuộc 2 bảng mã khác nhau bạn cần xác định font chữ nằm trong bảng mã nào để thuận tiện quá trình chuyển đổi. Bạn cần nắm rõ font chữ tương ứng bảng mã của 1 số font chữ còn sử dụng hiện nay:

Bảng mã

Unicode

TCVN3(ABC)

VNI

Font chữ

Time New Roman, Tahoma, Verdana...

.VnTime, .VnTimeH, .Vn3DH…

VniHelvetica, Vni-Aptima…

Ví dụ chuyển đổi từ font chữ Time New Roman sang font chữ .VnTime:

Bước 1: Xác đinh bảng mã của 2 font chữ:

- Font Time New Roman: Thuộc bảng mã Unicode.

- Font .VnTime: Thuộc bảng mã TCVN3(ABC)

Bước 2: Sao chép nội dung dữ liệu muốn chuyển đổi font chữ, nếu bạn đổi cả văn bản thì ấn Ctrl + A để bôi đen toàn bộ văn bản:

Sao chép nội dung dữ liệu muốn chuyển đổi font chữ;

Bước 3: Chuột phải vào biểu tượng Unikey góc dưới màn hình chọn Công cụ...[CS+F6] hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 (trường hợp nếu ấn tổ hợp phím không hiển thị bạn kiểm tra lại xem đã mở Unikey lên chưa nhé):

Chuột phải vào biểu tượng Unikey góc dưới màn hình chọn Công cụ...[CS+F6] hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6

Bước 4: Lựa chọn bảng mã tương ứng với Font chữ cần chuyển đổi:

- Nguồn: lựa chọn bảng mã tương ứng font chữ ban đầu, ở đây là font Time New Roman nên lựa chọn bảng mã Unicode.

- Đích: lựa chọn bảng mã tương ứng font chữ cần chuyển đổi sang, ở đây là font .VnTime nên lựa chọn bảng mã TCVN3(ABC)

- Sau khi lựa chọn xong kích chọn Chuyển mã:

Nguồn: là lựa chọn bảng mã tương ứng font chữ ban đầu

Bước 5: Hộp thoại thông báo quá trình chuyển mã thành công -> kích chọn OK:

Hộp thoại thông báo quá trình chuyển mã thành công, kích chọn OK

Trường hợp bạn chưa sao chép nội dung cần chuyển đổi hộp thoại thông báo lỗi kích chọn OK quay trở lại thao tác từ Bước 1 để tiếp tục chuyển đổi:

Thông báo bạn chưa sao chép nội dung cần chuyển đổi

Sau khi chuyển đổi thành công, thì Unikey sẽ copy nội dung chuyển đổi vào bộ nhớ của máy -> kích chọn Đóng quay trở lại file văn bản của bạn dán đè lên nội dung cũ hoặc có thể dán lên vị trí khác. Ở bài viết này mình dán ở vị trí khác để các bạn có thể so sánh giữa 2 font chữ:

Chuyển đổi thành công, bạn dán đè lên nội dung cũ hoặc có thể dán lên vị trí khác

2. Cách sửa lỗi Font chữ bằng Unikey

Trường hợp font chữ bị lỗi rất hay gặp khi bạn lên mạng tìm tài liệu và tải về máy của mình. Thường khi xem trên Web thì font chữ không vấn đề gì nhưng khi tải về máy bạn không thể đọc được, font chữ bị lỗi. Trước tiên bạn cần nắm rõ font chữ và bảng mã như trong phần 1.

Ví dụ khi mình tải giáo án trên mạng về bị lỗi font:

Văn bản bị lỗi font

 Để sửa lỗi bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định font chữ hiện tại của nội dung là font chữ gì?

Để xác định font chữ hiện tại bạn chỉ cần kích chọn phần nội dung văn bản -> xem font chữ trong mục Font:

Xác định font chữ hiện tại của nội dung là font chữ gì? thuộc bảng mã nào?

Bước 2: Xác định font chữ thuộc bảng mã nào?

Như đã nêu ở phần 1.2 với font chữ VNI-Times thuộc bảng mã VNI.

Bước 3: Thực hiện lại việc chuyển đổi Font chữ giống như phần 1,2:

Sau khi xác định font chữ, bảng mã bạn chỉ cần thực hiện chuyển đổi giống phần 1.2, ví dụ ở đây chuyển sang font Time New Roman thuộc bảng mã Unicode là font chữ được sử dụng phổ biến nhất (ngoài ra bạn lựa chọn font chữ khác tùy ý với việc thay đổi bảng mã tương ứng):

Thực hiện lại việc chuyển đổi Font chữ  trên Unikey

Kết quả bạn đã sửa lỗi cho font chữ của mình:

Kết quả bạn đã sửa lỗi cho font chữ của mình

Trên đây là hướng dẫn chi tiết Cách chuyển đổi mã font chữ bằng Unikey, sửa lỗi font chữ bằng Unikey. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận