Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Thị trường hiện tại có nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau, mỗi loại gỗ đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp phổ biến.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

I. Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp đang dần trở nên phổ biến trong ứng dụng nội thất tại Việt Nam nhờ đa dạng thiết kế và chi phí giá rẻ. Hiện nay, các loại gỗ công nghiệp đều được sản xuất bởi các thành phần gỗ như: Bột, sợi, dăm, gỗ vụ, thanh gỗ… và được kết nối bằng keo chuyên dụng để gắn kết lại với nhau. Bên cạnh đó, các phụ gia chuyên dụng cũng được sử dụng để tăng thêm khả năng bền bỉ và chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

II. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

1. Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF

Tại Việt Nam, gỗ công nghiệp MDF chính là dòng sản phẩm được nhiều người sử dụng nhất và thông dụng nhất hiện nay. Gỗ công nghiệp MDF viết tắt cho cụm từ Medium Density Fibreboard – Ván ép mật độ trung bình. Loại cốt gỗ MDF được sản xuất từ bột gỗ (nghiền vụn từ cây gỗ) và liên kết với nhau bằng keo dính chuyên dụng. Chúng được ép nóng trong lò áp suất cao để tạo thành tấm gỗ có kết cấu ổn định và chắc chắn.

Chi tiết về gỗ công nghiệp cốt MDF:

  • Gỗ (sợi xelulo) chiếm 75%: Chủ yếu sử dụng gỗ bột được nghiền từ các cây gỗ, gỗ tái chế, gỗ vụn, gỗ tận dụng, mùn cửa,… Ngoài ra, các loại sợi thực vật khác như: Thân cây ngũ cốc, bã mía cũng được sử dụng làm chất độn.
  • Keo kết dính chiếm 10-15%: Đối với gỗ công nghiệp, keo kết dính chính là thành phần quan trọng nhất. Mỗi hãng có một công thức keo khác nhau nhưng đa phần là nước và phụ gia đông cứng, bảo vệ, chống ẩm, tạo màu, trầy xước….

Ưu điểm của gỗ công nghiệp cốt MDF:

  • Giá thành rẻ, dễ dàng thiết kế trong nhiều ứng dụng.
  • Không lo mối mọt, cong vênh, nứt khô như gỗ tự nhiên.
  • Đa dạng mẫu mã bề mặt nhờ lớp phủ ngoài.
  • Phù hợp trong thiết kế nội thất.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp cốt MDF:

  • Khả năng bám vít kém.
  • Khả năng chống ẩm kém.
  • Tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên.

Lưu ý: Gỗ công nghiệp MDF đặc biệt rất kỵ nước, nếu bị ngâm nước lâu sẽ khiến các ván gỗ bị phồng và mất đi kết cấu ban đầu. Chính vì điều này mà gỗ MDF chỉ được sử dụng tại những nơi khô ráo, có độ ẩm thấp và không bị tiếp xúc với nước nhiều. Tuy nhiên, các hãng sản xuất nay đã có phụ gia chống ẩm để bổ sung thêm khả năng chống chịu nước cho gỗ MDF.

2. Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC còn được biết với tên gọi gỗ ván dăm hay Okal. Đây là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các hạt gỗ (dăm) và liên kết với nhau bằng keo tính tổng hợp dưới áp suất và nhiệt độ cao. Nhìn vào cốt gỗ MFC, bạn sẽ thấy từng hạt gỗ kích thước trung bình xếp liền kề nhau. Gỗ MFC sử dụng các hạt gỗ nên chúng có khoảng hở giữa các hạt lớn, điều này khiến cho kết cấu của MFC kém ổn định hơn.

Chi tiết về gỗ công nghiệp cốt MFC:

  • Gỗ (hạt gỗ) chiếm 80%: Các dăm gỗ, gỗ vụn, gỗ nhỏ cành cây, rễ, gốc, tái chế, gỗ tạp được băm xay bằng máy để tạo thành vụn gỗ nhỏ.
  • Keo kết dính chiếm 10%: Sau khi có được vụn gỗ, hỗn hợp keo được đổ vào khuôn để kết dính vụn gỗ dưới nhiệt độ cao và áp suất.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp cốt MFC:

  • Giá thành gần như rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
  • Đa dạng bề mặt do sử dụng được nhiều loại chất liệu phủ.
  • Khả năng chống cong vênh, mối mọt côn trùng tốt.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp cốt MFC:

  • Khả năng bám vít kém.
  • Dễ bị mẻ, vụ khi cắt tấm và tạo hình do lõi gỗ thường xốp rỗng.
  • Khả năng chống ẩm, nước kém

Lưu ý: Gỗ công nghiệp MFC đặc biệt rất kỵ nước, nếu bị ngâm nước lâu sẽ khiến các ván gỗ bị phồng và mất đi kết cấu ban đầu. Chính vì điều này mà gỗ MFC chỉ được sử dụng tại những nơi khô ráo, có độ ẩm thấp và không bị tiếp xúc với nước nhiều. Tuy nhiên, các hãng sản xuất nay đã có phụ gia chống ẩm để bổ sung thêm khả năng chống chịu nước cho gỗ MFC.

3. Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF - High Density Fibreboard – tức ván ép sợi mật độ cao, là sản phẩm gỗ công nghiệp có chất lượng cao hơn rất nhiều. Về cơ bản thì chúng được sử dụng chủ yếu cả 2 thành phần bột – sợi gỗ và liên kết với nhau bằng keo dính chuyên dụng. Tuy nhiên, gỗ HDF được ép chặt hơn, các hỗn hợp mịn hơn nên kết cấu của chúng chắc chắn nhờ mật độ cao.

Chi tiết về gỗ HDF:

  • Gỗ (sợi xenlulo) chiếm 80%: Chủ yếu sử dụng gỗ bột được nghiền từ các cây gỗ, gỗ tái chế, gỗ vụn, gỗ tận dụng, mùn cửa,… Ngoài ra, các loại sợi thực vật khác như: Thân cây ngũ cốc, bã mía cũng được sử dụng làm chất độn.
  • Keo kết dính chiếm 10-15%: Đối với gỗ công nghiệp, keo kết dính chính là thành phần quan trọng nhất. Mỗi hãng có một công thức keo khác nhau nhưng đa phần là nước và phụ gia đông cứng, bảo vệ, chống ẩm, tạo màu, trầy xước….

Ưu điểm của gỗ công nghiệp cốt HDF:

  • Chất lượng cao, khả năng chịu tải tốt.
  • Đa dạng bề mặt do sử dụng được nhiều loại chất liệu phủ.
  • Khả năng chống cong vênh, mối mọt côn trùng tốt.
  • Cùng một kích thước nhưng tấm gỗ HDF nặng hơn so với MDF, MFC.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp cốt HDF:

  • Giá thành cao
  • Khả năng bám vít kém.
  • Khả năng chống ẩm, nước kém

Lưu ý: Gỗ công nghiệp HDF đặc biệt rất kỵ nước, nếu bị ngâm nước lâu sẽ khiến các ván gỗ bị phồng và mất đi kết cấu ban đầu. Chính vì điều này mà gỗ HDF chỉ được sử dụng tại những nơi khô ráo, có độ ẩm thấp và không bị tiếp xúc với nước nhiều. Tuy nhiên, các hãng sản xuất nay đã có phụ gia chống ẩm để bổ sung thêm khả năng chống chịu nước cho gỗ HDF.

4. Gỗ công nghiệp OSB

Gỗ công nghiệp OSB

Gỗ công nghiệp OSB ít phổ biến tại Việt Nam nhưng chúng vẫn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng khác nhau. Gỗ công nghiệp OSB viết tắt của Oriented Strand Board – ván dăm định hướng. Nhìn chung, gỗ công nghiệp OSB gần giống với gỗ công nghiệp MFC về mặt kết cấu.

Chi tiết về gỗ công nghiệp OSB:

  • Gỗ (sợi xenlulo) chiếm 80%: Các dăm gỗ, gỗ vụn, gỗ nhỏ cành cây, rễ, gốc, tái chế, gỗ tạp được băm xay bằng máy để tạo thành vụn gỗ nhỏ. Tuy nhiên, chúng được nghiền với phôi kích thước lớn hơn nhiều so với MFC.
  • Keo kết dính chiếm 10-15%: Trong thành phần gỗ OSB không thể thiếu keo kết dính. Keo kết dính giúp cho dăm gỗ bám chắc với nhau tạo thành một khối thống nhất.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp cốt OSB:

  • Giá thành rất rẻ.
  • Sử dụng thay cho các tấm gỗ thô.
  • Đa dạng đồ dày mỏng khác nhau.
  • Thường dùng: Lót sàn, trần, vách ngăn,…

Nhược điểm của gỗ công nghiệp cốt OSB:

  • Khả năng bám vít kém.
  • Nhẹ, chịu tải kém.
  • Khả năng chống ẩm, nước kém.

Lưu ý: Gỗ công nghiệp OSB có khả năng chịu nước kém, thường được dùng chủ yếu trong những cấu kiện có độ ẩm thấp, khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với nước. Thông thường, gỗ công nghiệp OSB chỉ được sử dụng cho những công việc mang tính chất tạm thời, không ứng dụng cho những công việc mang tính chất bền bỉ và lâu dài.

5. Gỗ công nghiệp Plywood

Gỗ công nghiệp Plywood

Plywood được biết là loại gỗ công nghiệp đa dụng trong việc thiết kế và tạo hình cho các sản phẩm nội thất. Gỗ Plywood được sản xuất từ những tấm ván lạng (mỏng) và ghép nghịch hướng với nhau (xem kẽ thớ gỗ ngang và dọc). Cũng giống như các gỗ công nghiệp khác, Plywood cũng cần đến keo kết dính chuyên dụng để đảm bảo độ cứng, khả năng kết dính và cấu trúc ổn định.

Chi tiết về gỗ công nghiệp Plywood:

  • Gỗ (ván lạng) chiếm 80%: Các miếng gỗ mỏng, cây nhỏ được cán và ép lại dưới áp lực cao để tạo thành các tấm siêu mỏng, nhẹ. Thông thường, Plywood được ghép bởi số lượng ván lạng lẻ, ví dụ như 3-5-7-9… tấm ván lạng thành 1 tấm gỗ Plywood. Các loại gỗ thường được sử dụng để tạo Plywood: Gỗ sồi, tân bì, thông, bạch đàn, óc chó…
  • Keo kết dính chiếm 10-15%: Trong thành phần gỗ Plywood không thể thiếu keo kết dính. Keo kết dính giúp cho các tấm ván lạng kết dính chặt lại với nhau thành một khối thống nhất.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp cốt Plywood:

  • Giá thành rẻ.
  • Khối lượng nhẹ, chống cong vênh tốt, màu sắc tương tự gỗ tự nhiên và có vân gỗ.
  • Dẻo dai, có khả năng uốn tạo thành hình đa dạng.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp cốt Plywood:

  • Giá thành cao hơn các loại khác
  • Khả năng bám vít kém.
  • Khả năng chống ẩm, nước kém.

Lưu ý: Gỗ công nghiệp Plywood thường được sử dụng trong thiết kế nội thất trong nhà, nơi có môi trường khô ráo, ít tiếp xúc với nước. Nếu như Plywood tiếp xúc với nước nhiều thì sẽ bị giảm tuổi thọ, cong vênh, phồng rộp,….

6. Gỗ công nghiệp ghép thanh

Gỗ công nghiệp ghép thanh

Gỗ công nghiệp ghép thanh được ghép bởi những thanh gỗ thanh ngắn dài khác nhau để tạo thành một kết cấu chắc chắn. Nếu như các loại gỗ công nghiệp khác đều nghiền vụn hoặc làm nhỏ để ghép lại với nhau thì gỗ ghép thanh lại được ghép từ những miếng gỗ hoàn chỉnh nguyên bản. Thông thường, các miếng gỗ đều được cắt góc, ziczac ở hai đầu để gia tăng thêm diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt kết nối.

Chi tiết về gỗ công nghiệp ghép thanh:

  • Gỗ thanh (tự nhiên) chiếm 95%: Các tấm gỗ được cắt với kích thước nhất định để phục vụ cho việc gắn kết chúng với nhau hoàn hảo. Các khu vực tiếp giáp được cắt tạo kiểu để gia tăng diện tích tiếp xúc.
  • Keo kết dính chiếm 3%: Gỗ ghép thanh không sử dụng nhiều keo gắn kết như những loại gỗ công nghiệp khác. Chủ yếu keo được sử dụng tại các điểm ghép nối, mối nối chứ không phủ kín cả bề mặt.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp cốt ghép thanh:

  • Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối.
  • Khối lượng nhẹ, chống cong vênh tốt, màu sắc tương tự gỗ tự nhiên và có vân gỗ.
  • Khả năng chống nước, chịu lực tốt.
  • Khả năng bám vít tốt

Nhược điểm của gỗ công nghiệp cốt ghép thanh:

  • Màu sắc bề mặt không đồng đều.
  • Độ giãn nở không đồng đều.

III. Gỗ công nghiệp được nâng cấp (cốt xanh, cốt đỏ, cốt đen)

Gỗ công nghiệp được nâng cấp (cốt xanh, cốt đỏ, cốt đen)

Khi đi mua các loại gỗ công nghiệp, bạn sẽ thường được hỏi là muốn mua loại nào. Thông thường, gỗ công nghiệp MDF, MFC,… sẽ có nhiều loại khác nhau như: Cốt xanh, cốt đỏ, cốt đen,…. Dưới đây là một số loại gỗ công nghiệp được nâng cấp phổ biến tại Việt Nam.

1. MDF cốt xanh

Nhược điểm lớn nhất của MDF đó chính là khả năng chịu ẩm kém, các nhà sản xuất đã tìm ra loại phụ gia phù hợp để trộn vào bột gỗ trong quá trình sản xuất. Loại gỗ MDF cốt xanh là loại gỗ công nghiệp được bổ sung phụ gia chống ẩm nhằm đem lại tính bền bỉ cho gỗ MDF trong môi trường ẩm, nồm. Thông thường, gỗ MDF cốt xanh sẽ có khả năng ngâm nước lâu bị phồng, hỏng kết cấu hơn gỗ MDF phổ thông.

2. MDF cốt đỏ

Dòng gỗ công nghiệp MDF cốt đỏ được bổ sung phụ gia chống cháy giúp tăng thêm sự an toàn trong một số yêu cầu của khách hàng. Thông thường, gỗ MDF cốt đỏ được sử dụng trong thiết kế văn phòng, chung cư vì chúng có khả năng giảm cháy, không phát tán đám cháy lớn.

3. HDF cốt đen

HDF cốt đen

HDF cốt đen (Black HDF – CDF – Compact Density Fiberboard) là dòng ván cổ HDF phủ Melamine với khả năng chịu nước vượt trội hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp HDF cốt đen rất hiếm thấy trên thị trường do chi phí sản xuất cao và khó. Dòng Black HDF hay còn được mọi người chia sẻ là “siêu chống ẩm”.

Trong bài viết này, Thuthuatphanmem đã chia sẻ đến bạn các loại gỗ công nghiệp phổ biến tại thị trường Việt Nam. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận