"Bổ sung" hay "bổ xung" đúng chính tả?

Vấn nạn sai lỗi chính tả hiện nay đang xảy ra rất phổ biến, không chỉ ở những người lớn tuổi mà ở ngay lớp trẻ. Khi nói, chúng ta thường ít để tâm đến phát âm sao cho chuẩn dẫn đến tình trạng nhiều khi chúng ta quên mất đi từ ấy phải viết sao cho đúng. Trong bài viết này, ThuThuatPhanMem xin đề cập đến hai từ "Bổ sung" hay "bổ xung" là đúng chính tả?

Bổ sung hay Bổ xung đúng chính tả

Theo rất nhiều quan điểm cá nhân, ta có thể thấy "Bổ sung" là đúng chính tả, còn "bổ xung" là sai. Vậy sử dụng sao cho đúng?

Một câu hỏi được đặt ra, bạn hiểu như thế nào là bổ sung bài tập? Bổ sung bài tập nghĩa là làm bù những bài còn thiếu hoặc là bài tập được thêm vào. Có thể hiểu "sung" có nghĩa là thêm vào, chụm vào. Như vậy, "bổ sung" là một động từ chỉ hành động thêm vào cho đầy đủ một thứ gì đó.

Ví dụ như bổ sung ý kiến, bổ sung nhân lực, sung công quỹ, báo cáo bổ sung, …

Từ "bổ xung" không có nghĩa, nó không tồn tại trong từ điển tiếng Việt. Vậy "xung" là gì? Trường hợp nào dùng từ "xung"?

"Xung" không dùng trong trường hợp bổ sung, nó mang nghĩa là "tỏa ra". Ví dụ xung khắc/ xung đột để chỉ sự việc không hợp nhau, không hiểu ý nhau hay xung phong là xuất quân.

Do vậy, bổ sung là cách viết đúng, còn bổ xung không có nghĩa nên các bạn cần chú ý khi viết. Để có thể cải thiện vốn chính tả, bạn nên đọc nhiều sách, tạp chí, văn bản từ các nguồn chính thống, uy tín và cố gắng phát âm đúng chính tả.

Việc sai chính tả là một hành động không tôn trọng tiếng mẹ đẻ cũng như gây khó chịu đến người đọc, người nghe. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm kiến thức về lỗi chính tả và không còn băn khoăn khi sử dụng "bổ sung" hay "bổ xung" nữa.

Viết bình luận