Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn mới nhất và cách đọc

Các bạn đang cần tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Việt để chuẩn bị hành trang hướng dẫn cho con em mình bắt đầu học chữ hay các bạn muốn hướng dẫn một người bạn nước ngoài của mình bắt đầu học tiếng Việt?

Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tên và cách phát âm của từng chữ cái cùng với việc phân biệt nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ GD –ĐT

Hiện nay, hầu hết đều sử dụng bộ chữ cái theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) gồm 29 chữ cái.

Chữ cái in hoa (chữ viết hoa)

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

Chữ cái in thường (chữ viết thường)

a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y

Gần đây có ý kiến đưa thêm 4 chữ cái F(f), J(j), W(w), Z(z) vào bảng chữ cái tiếng Việt để “sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân” nâng lên thành 33 chữ cái.

Nhưng theo công văn 10/08/2011 của Bộ GD& ĐT gửi các cơ quan thông tấn báo chí có nội dung: “Việc đề xuất “Thêm ký tự F(f), J(j), W(w), Z(z) cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân của một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong ban soạn thảo, càng không phải chủ trương, ý kiến của Bộ GD&ĐT”.

Cách đọc tên chữ và tên âm của 29 chữ cái

Lưu ý: tên chữ: là tên để gọi các chữ cái; tên âm: là tên dùng để đánh vần, ví dụ: ba= bờ a, ca= cờ a. Mọi người rất hay nhầm lẫn giữa hai cách đọc này.

Thứ Tự

Chữ cái

Tên chữ cái

Tên âm

In hoa

In thường

1

A

a

a

a

2

Ă

ă

á

á / a ngắn

3

Â

â

ớ / ơ ngắn

4

B

b

bờ

5

C

c

cờ

6

D

d

dờ

7

Đ

đ

đê

đờ

8

E

e

e

e

9

Ê

ê

ê

ê

10

G

g

giê

gờ

11

H

h

hát

hờ

12

I

i

i ngắn

i

13

K

k

ca

cờ

14

L

l

e-lờ

lờ

15

M

m

em-mờ

mờ

16

N

n

en-nờ

nờ

17

O

o

o

o

18

Ô

ô

ô

ô

19

Ơ

ơ

ơ

ơ

20

P

p

pờ

21

Q

q

quy/cu

cờ

22

R

r

e-rờ

rờ

23

S

s

ét-sì

sờ

24

T

T

tờ

25

U

u

u

u

26

Ư

ư

ư

ư

27

V

v

vờ

28

X

x

ích-xì

xờ

29

Y

y

i-dài

i

Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư (có người tính thêm nguyên âm dài oo (ví dụ: xoong) sẽ thành 12 nguyên âm đơn) và 3 nguyên âm đôi cùng với nhiều cách viết: ia – yê – iê, ua – uô, ưa – ươ.

Đặc điểm khác nhau của các nguyên âm là vị trí của lưỡi và độ mở của miệng. Một số đặc điểm cần lưu ý về các nguyên âm này như sau:

  • Hai nguyên âm aă, trên căn bản từ độ mở của miệng lẫn vị trí của lưỡi, đều giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở một điểm duy nhất: a dài trong khi ă thì ngắn.
  • Hai nguyên âm ơâ cũng tương tự: ơ dài và â thì ngắn.
  • Trong các nguyên âm, cần đặc biệt chú ý đến các nguyên âm có dấu (ư, ơ, ô, â, ă).
  • Thể hiện trong chữ viết, một nguyên âm đơn chỉ xuất hiện một mình trong âm tiết chứ không lặp lại ở vị trí gần nhau. Trừ một số ngoại lệ rất ít ỏi, chủ yếu vay mượn (quần soóc/soọc, cái soong/xoong) hay tượng thanh (kính coong, boong). Các ngoại lệ này chỉ xảy ra với nguyên âm /o/ và một ít, cực ít, nguyên âm /ô/ mà thôi.
  • Cũng trên chữ viết, âm ă và âm â không đứng một mình.

Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm được ghi bằng một chữ cái duy nhất: b, t, v, s, r…

Có 9 phụ âm được ghi bằng hai chữ ghép: ph (phở, phim), th(thướt tha), tr (tre, trúc), gi (gia giáo, giảng giải), ch (chong chóng, chăn), nh (nhẹ nhàng, nhàn nhã), ng (ngất ngây, ngủ), kh (không, khó), gh (ghế, ghẹ). Một phụ âm ghi bằng ba chữ: ngh (nghiêng, nghề).

Trong tiếng Việt còn có ba phụ âm được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau:

/k/ (đọc là cờ) được ghi bằng:

K (k) khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ);

Q (q) khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc;

C (c) khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,…

/g/ được ghi bằng:

GH (gh) khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ);

G (g) khi đứng trước các nguyên âm còn lại

/ng/ được ghi bằng:

Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe);

Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại.

Như vậy, các bạn đã biết các chữ cái, tên chữ cái, cách phát âm, nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ GD - ĐT. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận